Kinh doanh hiện nay đang phát triển như vũ bão và sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn. Các nhà kinh doanh ngày càng khó khăn hơn trong việc thuyết phục khách hàng. Vì nhu cầu của khách hàng ngày càng được đa dạng hóa và họ có nhiều quyền lựa chọn hơn. Với mong muốn giúp các nhà kinh doanh gia tăng sức thuyết phục khách hàng, sau đây Kinh Doanh Việt sẽ đưa ra một vài lưu ý để bạn dễ dàng thuyết phục khách hàng hiệu quả hơn, làm công việc kinh doanh phát triển mạnh mẽ hơn trong môi trường đầy tính cạnh tranh
Xây dựng sản phẩm độc đáo
Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi thuyết phục khách hàng vẫn nằm ở sản phẩm của bạn. Sức thuyết phục mạnh mẽ nhất chính là đưa cho họ một sản phẩm tốt. Thông thường bất cứ sản phẩm nào khi mới ra mắt thị trường cũng đều trải qua giai đoạn đầu khá khó khăn để định vị trong tâm trí khách hàng. Tuy vậy sức phát triển của sản phẩm mới luôn cho doanh số cao hơn hẳn sản phẩm đã phục vụ nhu cầu khách hàng lâu.
Một sản phẩm mới và độc đáo sẽ luôn thu hút sự tò mò và tính hiếu kì của khách hàng. Vì vậy những câu khẩu hiệu như: “sản phẩm tốt số 1 thế giới”. “sản phẩm ưu việt nhất hiện nay”…. Khẳng định sự nổi trội của sản phẩm thu hút số lượng người tiêu dùng lớn mà nhiều nhà kinh doanh nhỏ lẻ ít để ý đến. Và tuyệt vời hơn nếu sản phẩm đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
Nói chuyện xoay quanh nhu cầu của họ
Nhu cầu của khách hàng luôn là vô tận và nó thay đổi từng ngày. Một điều mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng cần phải lưu ý là dù bạn có giới thiệu sản phẩm bạn tốt đến đâu nhưng nó không đáp ứng nhu cầu hiệu quả thì cũng không khách hàng nào muốn mua.
Hãy hỏi những gì xoay quanh nhu cầu của khách hàng và xem họ đang mong muốn điều gì. Tạo cho họ cảm giác họ đang được quan tâm và bạn đang thực sự giúp đỡ họ hơn là chỉ chú ý làm sao để bán được hàng.
Bán được hàng quan trọng, nhưng xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng càng tuyệt vời hơn.
Thỏa mãn nhu cầu của họ
Nắm trong tay nhu cầu, cũng như mong muốn của họ thì bạn hãy hướng họ đến lợi ích của sản phẩm, rằng sản phẩm bạn đang có là phù hợp nhất với họ. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong giới thiệu sản phẩm là hãy chú ý nói càng nhiều ưu điểm của sản phẩm và đưa ra những hứa hẹn về tính năng mới nào đó sẽ có trong tương lai. Điều này sẽ khiến họ tin tưởng và hi vọng vào sản phẩm của bạn.
Họ sẽ thấy thoải mái khi nhu cầu được thỏa mãn, và tuyệt vời hơn là nhu cầu tiềm ẩn nào đó cũng được đáp ứng. Nhưng hãy đảm bảo rằng sản phẩm của bạn phù hợp, hay nó thực sự ưu việt.
Đừng quên luôn nhấn mạnh sự ưu việt của sản phẩm
Thỏa mãn lợi ích 2 bên
Khi thuyết phục khách hàng đừng quên đến lợi ích của khách hàng cũng như lợi ích của bạn. Ví dụ: bạn có một chiếc áo bán với giá 200.000đ, tuy nhiên khách hàng không mong muốn mức giá ấy, bạn có thể giảm xuống để họ thỏa mãn hơn nhưng cũng đừng quên nói với họ đó là mức giá tối thiểu nhất mà bạn có thể bán.
Lời khuyên cho bạn, để đạt được mục đích bán hàng hãy nói chuyện với khách hàng để họ cảm thấy họ thật sự quan trọng, và bạn đến là để giúp đỡ họ. Điều đó khiến họ thỏa mãn nhiều hơn.
Nguyên tắc cứng rắn
Một điều quan trọng trong thương lượng giữa nhà kinh doanh với khách hàng là không được tỏ ra nhút nhát , rụt rè quá đáng. Điều đó sẽ cảm thấy sản phẩm của bạn thật sự tệ vì vậy bạn đang khao khát việc khách hàng mua sản phẩm đó.
Đúng là bạn phải để khách hàng cảm thấy họ quan trọng, tuy nhiên điều ấy không có nghĩa sản phẩm hay doanh nghiệp bạn chỉ đi theo họ để phục vụ một mình họ. Hãy cho họ thấy sự quan trọng của doanh nghiệp bạn hay sản phẩm bạn đang bán. Và họ sẽ thấy rằng đáng tiếc nếu không có được. Bạn cũng thể thêm một vài chương trình khuyến mãi hay những ưu đãi chỉ có một lần với sản phẩm mà bạn mang đến cho họ
Trên đây là những lời khuyên hữu hiệu của Kinh Doanh Việt dành cho những nhà kinh doanh khi muốn thuyết phục khách hàng. Đây đều là những lưu ý cần thiết mà nhiều người thường không chú ý dẫn đến nhiều sai lầm khi tiếp xúc với khách hàng. Hy vọng bài viết đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
Có thể bạn cần biết:
Văn hóa quyết định sự đàm phán thành công
Những nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh
Bán hàng và những nguyên tắc kết thúc đàm phán khách hàng