Vấn đề chung của rất nhiều hệ thống bán lẻ ở thời điểm hiện tại là khủng hoảng trong quá trình quản lý cửa hàng. Đa số các điểm bán lẻ ở Việt Nam đều là các cửa hàng tự phát, thiếu chiến lược, kế hoạch bài bản ngay từ đầu nên thường xuyên gặp rắc rối với việc thống kê số lượng sản phẩm, giá cả và kiểm tra hàng tồn,… Hơn nữa, nhà bán lẻ không thể lúc nào cũng có mặt tại tất cả các cửa hàng để giám sát công việc hàng ngày, vài lời khuyên dưới đây có thể giúp ích cho bạn trong việc quản lý khối công việc này.
1. Xây dựng kế hoạch với mục tiêu cụ thể
Làm việc theo kế hoạch và xác định rõ ràng doanh số bán hàng chỉ tiêu cho mỗi giai đoạn sẽ giúp tối ưu doanh thu cửa hàng đồng thời xác định chiến lược nhằm thu hút các khách hàng mới. Một kế hoạch bán hàng luôn cần phương pháp thu hút khách hàng mới, chăm sóc khách hàng hiện tại.
Một kế hoạch bán hàng đầy đủ cần phải có thời gian cụ thể cho từng mục tiêu, lịch trình thời gian theo tuần để việc thực hiện và kiểm tra được dễ dàng hơn. Đồng thời luôn đảm bảo kế hoạch đi đúng lịch trình, điều chỉnh nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế. Như vậy, khả năng hoàn thành mục tiêu doanh số bán hàng mới có thể nâng cao.
2. Sử dụng công cụ hỗ trợ để quản lý cửa hàng
Có 3 nhóm chỉ số tài chính của cửa hàng bao gồm: lãi lỗ – doanh số, giá vốn hàng bán, các chi phí phát sinh; tài sản – hiệu quả đầu tư, tồn kho, công nợ, tài sản cố định đầu tư vào cửa hàng, các dụng cụ dùng trong cửa hàng, tổng tài sản đầu tư; dòng tiền – các dòng tiền vào, dòng tiền ra.
Cách quản lý cửa hàng truyền thống theo sổ sách sẽ mất nhiều thời gian và có thể sai sót hoặc thất thoát. Vì thế, các phần mềm quản lý bán hàng ra đời giúp ích trong việc quản lý tất cả các vấn đề của cửa hàng một cách hiệu quả. Các phần mềm quản lý hiện nay đều được phát triển giao diện thân thiện, thao tác đơn giản, hỗ trợ thông minh.
Tình hình kinh doanh của cửa hàng được thống kê theo thời gian thực, báo cáo doanh số định kì giúp cửa hàng nắm được tình hình kinh doanh để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
Phần mềm còn giúp quản lý lượng hàng tồn, cập nhật số lượng nguyên vật liệu, thời hạn sử dụng để có kế hoạch cho đợt nhập hàng tiếp theo.
Quản lý từ xa bằng công nghệ là một hình thức mang lại hiệu quả cao, tối ưu hiệu quả kinh doanh, rút ngắn thời gian trong việc quản lý từng hoạt động trong từng cửa hàng. Ngoài phần mềm quản lý bán hàng, cửa hàng nên trang bị thêm camera, chip từ, máy quẹt thẻ,… Lắp đặt camera quan sát vừa có thể theo dõi thái độ làm việc của nhân viên, quản lý hàng hoá, khách hàng đến mua hàng và đảm bảo vấn đề an ninh.
3. Con người là yếu tố tiên quyết
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt huyết sẽ quyết định 50% tỷ lệ thành công của cửa hàng. Để làm được điều đó, đòi hỏi người quản lý phải biết cách xây dựng những nét văn hóa riêng cho nhân viên của mình, coi trọng và tin tưởng nhân viên sẽ là động lực để họ sẵn sàng cống hiến. Ngoài ra, các quyền lợi lương, thưởng, chế độ nghỉ dưỡng cũng sẽ giúp chủ cửa hàng giữ chân những nhân viên chăm chỉ. Một nhân viên bán hàng có kinh nghiệm, ghi chép sổ sách cẩn thận, kiểm soát hàng tồn chính xác sẽ giúp ích cho việc vận hành cửa hàng rất nhiều.
Ngoài ra, việc quản lý hàng hóa, tránh thất thoát cũng là vấn đề gây đau đầu của nhiều cửa hàng. Một phần mềm quản lý cửa hàng sẽ giúp ích trong trường hợp này, mỗi hóa đơn mua hàng sẽ được nhập vào phần mềm, đồng thời ca làm, thông tin nhân viên và các nghiệp bán hàng của họ cũng được lưu giữ tại lịch sử của phần mềm. Việc này sẽ nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi thành viên trong công việc.
4. Lưu trữ thông tin khách hàng
Bên cạnh việc phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì việc hoàn thiện hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng, tăng tiện ích và sự hài lòng của khách hàng là công việc quan trọng. Đây chính là chìa khoá để thu hút những khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng thân thiết, tăng cường sức cạnh tranh.
Vì vậy việc lưu lại dữ liệu khách hàng sẽ giúp việc chăm sóc và giữ chân khách hàng hiệu quả. Với khối lượng thông tin khách hàng dày đặc có thể gây khó khăn cho cửa hàng, những phần mềm quản lý bán hàng chính là công cụ hỗ trợ hữu ích khi nó tích hợp đầy đủ chức năng lưu trữ họ tên, số điện thoại, email,… khách hàng khi tiến hành đăng nhập vào chương trình. Quản lý cửa hàng bán lẻ có thể tùy chọn mức độ thân thiết của khách hàng thông qua số lần ghé thăm, lượng trao đổi với cửa hàng để có chế độ đãi ngộ tốt hơn.
Tóm lại, để đạt được hiệu quả trong quá trình kinh doanh, cửa hàng cần phải kết hợp thông minh giữa yếu tố con người và công cụ hỗ trợ trong quá trình hiện thực hóa kế hoạch đã đề ra.
Làm thế nào để phân biệt Email Marketing và Email Spam?
Hốt bạc với ý tưởng kinh doanh đồ dùng cho vật nuôi
Những lưu ý khi xây dựng nội dung Email Marketing