Kinh nghiệm thiết lập chính sách giá khi mở cửa hàng

Khi mở cửa hàng có rất nhiều vấn đề phải lo, từ chuyện chuẩn bị nguồn vốn, phân bổ ra sao cho hợp lý, rồi đến chuyện nhập hàng, thuê mặt bằng, trang trí, quảng cáo,… Nhưng có một khâu cực kỳ quan trọng khác mà nhiều chủ shop thường coi nhẹ, thậm chí bỏ qua, chỉ đến khi bắt đầu kinh doanh mới nhận thấy các bất cập, đó là việc thiết lập chính sách giá. Bài viết này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm thiết lập chính sách giá khi mở cửa hàng mà bạn nên biết để định giá bán hợp lý, không quá cao cũng không quá thấp.

  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giá

Việc định giá cần được làm theo một quy trình cẩn thận vì nó quyết định đến doanh thu và những chiến lược phát triển sau này của cửa hàng. Để bắt đầu bạn phải liệt kê rồi phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giá sau đây:

Giá nhập

Đây là yếu tố quyết định tới hơn một nửa chính sách giá của bạn, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận mang về. Khi mở cửa hàng hãy tham khảo giá nhập của nhiều nguồn khác nhau, chọn từ 2 đến 3 nguồn tiềm năng nhất. Cần lưu ý giá nhập phải ở mức thấp nhất nhưng cần ổn định, có khả năng thương lượng nếu hợp tác lâu dài. Khi làm việc với bên nguồn hàng cũng nên làm rõ vấn đề này, tránh tranh chấp trong tương lai.

Các chi phí liên quan

Bên cạnh chi phí nhập hàng thì còn các chi phí liên quan khác bạn cũng cần phân tích, bao gồm: vận chuyển, lưu kho, đóng gói, quảng cáo. Giá bán sẽ bao gồm cả giá nhập và những chi phí này, vì vậy bạn càng liệt kê đầy đủ, phân tích rõ ràng, tối ưu được thì lợi nhuận thu về càng lớn.

Các loại thuế

Đã kinh doanh có quy mô thì không thể quên chuyện đóng thuế, tiền thuế cũng thường được cộng vào giá bán của sản phẩm. Bạn cần chú ý đến thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, phải luôn cập nhật tin tức từ những bộ luật và thông tư do Nhà nước ban hành.

Đối thủ cạnh tranh

Khi định giá bạn cũng cần dựa vào giá bán sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh, thông thường giá không nên cao hoặc thấp hơn quá nhiều, sẽ khiến khách hàng cảm thấy nghi ngờ. Ngoài ra chính sách giá cũng cần được thiết lập dựa trên mức giá trung bình trên thị trường.

Khách hàng

Bạn đang bán hàng cho ai? Khách hàng của bạn có khả năng chi trả như thế nào? Khách hàng của bạn thích hàng giá rẻ hay đồ hiệu đắt tiền? Hãy trả lời tất cả những câu hỏi này trước khi định giá bán, vì suy cho cùng mọi việc bạn làm cũng là để phục vụ khách hàng mà thôi, nếu đúng nhu cầu của họ thì giá bao nhiêu không phải vấn đề.

  1. Các cách định giá bán khi mở cửa hàng

Dựa vào số lượng bán ra

Nếu dựa vào số lượng sản phẩm thì phổ biến có hai loại giá là giá bán lẻ và giá bán buôn. Giá bán buôn áp dụng cho khách mua số lượng lớn một hoặc một vài sản phẩm, tần suất thường xuyên, mức giá này thường chỉ nhỉnh hơn giá nhập một chút. Còn giá bán lẻ dùng cho các khách mua số lượng ít, cao hơn giá buôn.

Dựa vào tập khách hàng

Có nhiều shop chia tập khách hàng của mình thành nhiều loại khác nhau để thiết lập chính sách giá. Phổ biến có khách thường, khách VIP hoặc chia theo hạng thẻ thành viên. Càng là khách cao cấp thì giá bán càng giảm để tạo ấn tượng với họ.

Dựa vào chương trình khuyến mãi

Giá bán cũng có thể thay đổi tùy vào chương trình khuyến mãi mà cửa hàng đang áp dụng. Bạn có thể dựa vào kế hoạch khuyến mãi để thiết lập chính sách giá cho hợp lý.

  1. Một số lưu ý khi thiết lập chính sách giá

Lưu ý đến các chiến lược tiếp thị

Để mở rộng tập khách hàng hoặc chăm sóc khách hàng cũ bạn phải lập các kế hoạch tiếp thị chi tiết, trong đó bao gồm việc quảng cáo, tổ chức khuyến mãi. Những hoạt động này có thể ảnh hưởng đến chính sách giá của bạn, ví dụ như giảm giá, tặng kèm sản phẩm, bán hàng theo combo,… Vì vậy chính sách giá cần linh hoạt để thay đổi phù hợp trong từng giai đoạn.

Biến động thị trường

Không phải lúc nào thị trường cũng “sóng yên gió lặng”, tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh và giai đoạn mà mức giá chung sẽ thay đổi, có thể tăng hoặc giảm bất chợt nên bạn phải thật nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin để không bị tụt lùi so với đối thủ.

Kiểm soát nhân viên chặt chẽ

Điều đáng lo nhất khi bán hàng là bị nhân viên gian dối, tự ý nâng hoặc hạ giá bán cho khách để chuộc lợi. Vì vậy bên cạnh việc niêm yết giá rõ ràng bạn nên kiểm soát nhân viên chặt chẽ, không cho phép họ được can thiệp vào việc thay đổi chính sách giá.

Một số shop lắp đặt camera theo dõi để giám sát, nhưng thực tế không mang đến hiệu quả tốt, nhân viên lâu năm vẫn có thể “lách” được. Cách tốt nhất là bạn sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng có tính năng phân quyền nhân viên, chỉ cho họ quyền tạo hóa đơn chứ không được chỉnh sửa thông tin gốc. Ngoài ra những phần mềm này còn có tính năng lập chính sách giá, bạn chỉ cần chọn loại giá bán là đơn hàng sẽ tự động tính toán theo cài đặt sẵn. Với những chương trình khuyến mãi cũng thế, phần mềm sẽ điều chỉnh lại giá bán như bạn đã thiết lập trước đó.

Bạn có thể sử dụng miễn phí 15 ngày phần mềm bán hàng thông minh này để xây dựng chính sách giá của shop bằng cách nhấp vào nút đăng ký dùng thử dưới đây. Hãy trải nghiệm các tính năng ưu việt khác của phần mềm nhé!

>>Mở cửa hàng tạp hóa cần chuẩn bị những gì?


Chia sẻ bài viết này