Nhà thiết kế vĩ đại lừng danh người Mỹ Paul Rand có sức ảnh hưởng cũng như đóng góp rất lớn đến nền đồ họa thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực nhận diện thương hiệu doanh nghiệp. “Ông gần như đơn thương độc mã thuyết phục doanh nghiệp rằng thiết kế là một công cụ hiệu quả […].
Bất cứ nhà thiết kế nào trong những năm 1950 và 1960 đều nợ Rand, người có công tạo nên tầm quan trọng của thiết kế để họ làm việc. Ông nhiều hơn bất cứ ai khác thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn uy tín. Ngay cả Steven Jobs khi nhắc đến Rand cũng phải thốt lên rằng “Người thiết kế đồ họa vĩ đại nhất từng sống”.
Học cách kiểm tra logo của huyền thoại đồ họa Paul Rand (phần 2)
Ông cũng để lại cho thế hệ sau rất nhiều bài học, nổi tiếng trong số đó là 7 bước kiểm tra logo doanh nghiệp.
Xem lại: Học cách kiểm tra logo của huyền thoại đồ họa Paul Rand (phần 1)
3. Có khả năng thích ứng
Khả năng thích ứng ở đây có thể hiểu là việc logo xuất hiện như thế nào trước những phông nền khác nhau, ví dụ như một chiếc áo, cốc trà, xe tải… Trong ví dụ của chúng ta khi phân tích về logo cũ của Bing, nó được thiết kế trên nền màu trắng vì vậy có thể đồng nhất trên hầu hết không gian. Tuy nhiên nó lại không phù hợp nếu chúng ta cho vào một khoảng nền hình vuông, dòng text ở đây không được tốt khi thu nhỏ theo chiều ngang
Số điểm 5/10
4. Khả năng ghi nhớ
Yêu cầu bắt buộc khi thiết kế một logo là phải khiến nó không thể quên được trong trí nhớ người tiêu dùng – vì vậy khi bạn có nhu cầu sở hữu một logo, bạn phải làm cho nó nhận được sự quan tâm. Để kiểm tra tính ghi nhớ ở đây, hãy dựa vào sự liên kết từ – word association. Liên kết từ ở đây là một trò chơi từ phổ biến giúp bạn liên tưởng đến những thứ khác nhau khi khi nghe hoặc nhìn gì đó. Ví dụ hãy xem một số từ liên kết của các logo sau:
Bên trên là một số logo tôi đưa ra, lần lượt là: bia, khoai tây chiên và ô tô. Logo nào ở trên sử dụng từ: “bia”, “khoai tây chiên” hay “oto”? Rõ ràng là không có. Ở đây những doanh nghiệp này không cần sử dụng những từ đó để logo mình dễ dàng được nhận ra hay nhớ tốt hơn.
Trong ví dụ của chúng ta, tôi không thể nắm bắt được ý nghĩa là một công cụ tìm kiếm khi nhìn vào logo của Bing. Thật may mắn cuối cùng họ cũng thay đổi logo mới, tôi sẽ nói về nó sau một vài phút nữa. Còn logo cũ của Bing thì không có gì khác biệt, thiếu cảm xúc, khó nhớ.
Số điểm: 2/10
5. Tính phổ biến
Logo cần mang đến một ý nghĩa chung, thống nhất đến tất cả mọi người dù công việc này cực kỳ khó khăn bởi trình độ xã hội khác nhau. Làm thế nào để công việc này dễ dàng hơn, các thương hiệu trên thế giới thực hiện nó như thế nào?
Google sử dụng màu sắc:
Apple lại sử dụng một loại trái cây phổ biến trên toàn thế giới và màu trung tính
Với chức năng là công cụ tìm kiếm, logo của Bing cần phải biểu lộ rõ cả 2 thứ là sức mạnh và sự tinh xảo. Các thiết kế cần khiến mọi người hiểu rõ được nội dung mình truyền tải.
6. Tính lâu dài
Nguyên tắc cao nhất cần phải nhớ để có một logo vượt thời đại đó là không sử dụng gam màu quá nóng, kiểu chữ hào nhoáng… Mặc dù “Mốt” thay đổi như thời tiết nhưng hãy nhớ rằng mặt trời luôn luôn mọc và bầu trời luôn luôn là màu xanh. Tìm kiếm hạt nhân, điểm mạnh nhất trong thiết kế và cắt bỏ bớt những thứ thừa thãi. Minimalism – phong cách thiết kê tối giản (phong cách nhấn mạnh việc giảm thiểu đến tối đa các chi tiết thừa, chỉ giữ lại thành phần thật sự cần thiết và đáp ứng được yêu cầu về công năng lẫn thẩm mỹ) là nghệ thuật thể hiện nhiều hơn bằng việc nói ít hơn.
Logo cũ của Bing được làm khá tốt sau khi tránh được những thứ quá diêm dúa, phức tạo nhưng sự tròn trịa quá mức lại không có gì sắc nét cả.
Số điểm: 6/10
7. Nó có thực sự đơn giản
Paul Rand đã nói rằng logo nên có phong cách thiết kế tối giản “Một logo không thể sống sót trừ phi nó được thiết kế với sự đơn giản tối đa”.
6 bước đầu tiên trong bài test logo của Paul Rand liên quan đến việc thêm và tạo ra những phẩm chất nổi bật trong thiết kế của bạn để nó là duy nhất, bền vững, dễ nhớ. Tuy nhiên bước cuối cùng này là để giảm những chi tiết không liên quan để cuối cùng đưa ra một sản phẩm hoàn hảo đến mức tối đa.
Dưới đây là 2 biện pháp thiết thực bạn có thể làm để đảm bảo logo của bạn đơn giản hơn
1. Thu nhỏ nó xuống và sau đó phóng to nó lên. Logo tốt là khi nó dễ nhìn, dễ đọc bất kể kích thước như thế nào.
2. Vẽ logo đó bằng tay trong 10s với 1 cây bút chì. Nếu bạn có thể làm nó 1 cách nhanh chóng, dễ dàng thì nghĩa logo của bạn đơn giản.
Bởi vì sự đơn giản là “vua” của 6 tiêu chuẩn nêu trên, nó được đánh giá trên thang điểm từ 1 – 15 theo tầm quan trọng. Một biểu tượng khác biệt và sáng tạo có thể mất điểm bởi nó không hề đơn giản chút nào. Một ví dụ tốt về sự đơn giản là logo của hãng thể thao Nike. Logo này gắn liền với các sự kiện thể thao, sự chiến thắng của các vận động viên và rất nhiều người coi nó là biểu tượng vĩ đại nhất mọi thời đại.
Logo của Bing thực chất rất đơn giản nhưng hãy cẩn thận nếu quá đơn giản lại gây ra sự nhàm chán. Để tìm được sự cân bằng giữa một biểu tượng trực quan đơn giản và đối lập là sự nhàm chán hãy phân tích câu chuyện của các thương hiệu. Các nhân vật chính là ai? Thế mạnh của họ là gì? Các xung đột họ vượt qua là gì. Tổng hợp kết các ý tưởng này thành một hình ảnh và sau đó bắt đầu giảm đi các thứ không cần thiết cho đến khi đạt được thứ cốt lõi.
Số điểm: 10/15
Tổng số: Sau khi chấm điểm logo cũ của Bing, ta có tổng số là 36 điểm. Số điểm này đã giải thích tại sao Microsoft chấp nhận thay đổi biểu tượng công cụ tìm kiếm này
Logo Bing mới
Vào tháng 9 năm 2014, Microsoft đã giới thiệu một logo mới của Bing với những cải tiến đáng kể. Một số điều có thể nhận ra
– Các vòng của chữ “G” trông giống như một nụ cười (vượt rào cản văn hóa)
– Việc bổ sung các biểu tượng đậm nét hơn khiến logo trở nên thoải mái hơn
– Mang đến sự tinh tế (đầu chữ “b”)
Phương pháp test logo của Paul Rand có thể áp dụng được cho các biểu tượng bất kỳ. Bạn thấy thế nào khi tôi áp dụng nó với logo Bing, bây giờ đến lượt bạn, hãy thử kiểm tra và tính điểm số của mình. Cuối cùng thi doanh nghiệp của bạn sở hữu một logo mạnh hay yếu?