Kinh doanh quần áo online và những lỗi cần tránh (phần 2)

Bạn đang kinh doanh quần áo online, bạn đang gặp một số vấn đề khiến công việc trở nên khó khăn mà không tìm ra cách giải quyết. Đây cũng chính là lí do khiến cho 60% cửa hàng thời trang online “chết yểu” trong 6 tháng đầu, thêm 20% mất tích nữa trong 6 tháng tiếp theo… Thị trường thời trang online trong có vẻ béo bở, nhưng lại không dễ xơi như những người “ngoài cuộc” đang nghĩ.  . Phần 2 này tiếp tục điểm mặt những lỗi cần tránh để có thể thành công trong lĩnh vực này nhé.

5. Khâu quản lý và dự báo xu hướng kém cỏi

Các xu thế thời trang luôn thay đổi nhanh đến mức chóng mặt, chính vì vậy nên tình trạng mặt hàng này vừa hôm qua còn đáng bán rất chạy nhưng ngày mai đã không được ưa chuộng nữa là việc hoàn toàn bình thường. Rất nhiều cửa hàng gặp khó khăn bởi nhập hàng quá nhiều để phục vụ “Thượng Đế”, lưu trữ đa dạng mẫu mã trong kho rồi lại đau đầu với việc “tống” chúng đi trước khi quá trễ! Nguyên nhân của việc này bởi người quản lý chưa biết tính toán và dự báo chu kì của một hiện tượng thời trang, vậy nên nhập hàng quá nhiều và điều phối không kịp dẫn đến tồn đọng và thua lỗ.

 

Giải pháp để xử lí khuyết điểm này chủ yếu do kinh nghiệm của mỗi người nhưng nếu như ban chưa có kinh nghiệm thì có thể áp dụng công thức sau:  Xác định dòng hàng nào có thể “cháy hàng” nhanh, tạo ra sự khác biệt giữa dòng hàng “trendy – đang mốt”, bán theo mùa và dòng “classic, timeless –  lúc nào cũng có thể bán được”. Từ đó sẽ có kế hoạch nhập số lượng bao nhiêu là hợp lí. Đồng thời bạn phải không ngừng cập nhật chính xác các xu hướng thời gian mới nhất, luôn khảo sát thị trường để biết xu hướng thời trang dang được ưa chuộng là gì? Bạn cũng phải theo dõi, phân tích để nắm bắt được quy luật luân chuyển của hàng hóa, màu sắc, mẫu mã, xu hướng nào bán chạy nhất, để chuẩn bị cho lần nhập hàng tiếp theo. Luôn nhập thêm các món bán chạy trong mùa cao điểm, và nhập tiểu ngạch trong mùa thấp điểm.

6. Không đầu tư phát triển website kinh doanh quần áo online

Một địa chỉ kinh doanh quần áo online cũng phải giống một shop offline vậy. Khách hàng cũng sẽ thích một gian hàng online “sạch sẽ”, ngăn nắp, và có thể dễ dàng “đi loanh quanh dòm ngó”. Một website kinh doanh quần áo online luôn phải đảm bảo có đầy đủ thông tin về các màu sắc, size của mẫu mã ngay bên cạnh hình ảnh sản phẩm, nói chung là tất cả các thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm.

Một việc quan trọng không kém là khâu thanh toán: Luôn đảm bảo bạn tích hợp nhiều phương án thanh toán, ví điện tử nhất cho web của mình. Khách hàng là những người khó tính, đã tốn bao công sức moi được tiền của họ mà bạn lại bắt họ đi vòng vèo phức tạp, chắc chắn họ sẽ suy nghĩ lại và cất tiền vào thôi! 1 tips khác để làm web của bạn trông đẹp hơn là đừng tiếc tiền thuê designer, camera man giỏi. Bạn cũng nên tích hợp các phần mềm quản lý bán hàng giúp quản lý và tích hợp các đơn hàng online, như vậy bạn sẽ dễ dàng trong công tác quản lý và hạn chế tối đa thất thoát về hóa đơn hay danh thu.

7. Không lựa chọn thị trường phù hợp với mô hình của mình

Đã có rất nhiều shop kinh doanh quần áo online thành công nhờ việc biết lựa chọn thị trường phù hợp, biết lượng sức của mình và “lùi một bước để tiến 3 bước”. Thay vì cạnh tranh khốc liệt ở những phân khúc phổ thông, hãy tìm cho mình một nơi ở thị trường ngách nơi bạn có thể thoả sức vẫy vùng, tự tin và có nhiều lợi nhuận hơn.

Bạn đừng mải mê cạnh tranh trực tiếp với những shop khác, hoặc với các shop lớn có bề dày hàng chục năm uy tín, quên mất việc tạo dựng bản sắc riêng cho mình. Thay bằng việc làm thợ trong vạn người, bạn nên tìm lối đi riêng và làm thầy dù chỉ có vài người, để bạn là người đi đầu xu hướng và uy tín nhất trong mảnh đất đó.

8. Ưu đãi giả dối và vồ vập, nài ép khách hàng

Có một số shop thu hút sự chú ý của khách hàng và kích cầu bằng cách tổ chức chương trình khuyến mãi và ưu đãi giảm giá. Tuy nhiên họ lại lựa chọn phương án tăng giá sản phẩm gốc từ 500.000đ lên thành 1.000.000đ chẳng hạn, sau đó họ treo biển giảm giá 50%, nếu khách hàng hông tinh ý sẽ ngay lập tức tin tưởng vào ưu đãi giả dối này, nhưng điều đó không thể che giấu được với những khách hàng thân thiết. Điều này sẽ làm mất uy tín của bạn trong mắt chính những khách hàng quen và cả những khách hàng mới khi họ phát giác được.

Nhiều chủ shop luôn cố tình nài nỉ khách hàng mua thêm những sản phẩm khác hay mua những sản phẩm không hề phù hợp với họ. Điều đó khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, khách hàng quen vì nể bạn mà mua thêm gì đó nhưng nếu như mang một sản phẩm không ưng ý về nhà thì cũng chỉ cất sâu trong tủ mà thôi, lần sau họ sẽ e ngại vì sự “nhiệt tình thái quá” của bạn. Còn khách hàng mới thì có lẽ họ sẽ nghĩ bạn thật bất lịch sự và không bao giờ quay lại nữa.

6 bước để bắt đầu kinh doanh thời trang online

Kinh doanh bán lẻ và những tình huống khó tránh

Kinh nghiệm kinh doanh thời trang cho người ít vốn

Kinh doanh quần áo online và những lỗi cần tránh (phần 1)


Chia sẻ bài viết này