Kinh doanh hải sản được coi là một trong những lĩnh vực kinh doanh nhiều lợi nhuận mà chúng tôi tin bạn không thể bỏ qua. Bản chất của hải sản là loại thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho người sử dụng. Vì vậy hiện nay, việc sử dụng hải sản thường xuyên trong các bữa ăn của người Việt có lẽ không còn là điều xa lạ.
Nếu bạn đang tìm kiếm một ý tưởng kinh doanh, bạn có thể cân nhắc đến việc bán hải sản. Chúng tôi sẽ cung cấp một số các thông tin, kinh nghiệm cần thiết và vô cùng giá trị khi bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực vô cùng đặc biệt này: kinh doanh hải sản online.
1. Cách chọn một số loại hải sản
Trước khi kinh doanh bất cứ mặt hàng nào bạn cũng đều phải am hiểu tường tận về mặt hàng đó để còn kiểm tra và tư vấn cho khách. Khi quyết định kinh doanh hải sản, bạn cần phải biết được những chiêu thức, phương pháp lựa và bảo quản sản phẩm luôn tươi ngon tới tay khách hàng.
Bí quyết lựa chọn hải sản chung là phải có nguồn cung đánh bắt, vận chuyển trong ngày để đảm bảo hàng còn sống, khỏe, không bị tróc vảy, rụng càng hay có vết xước trên mai, da.
Cách lựa chọn mặt hàng khi kinh doanh hải sản như sau:
Tôm: Phải đang bơi hoặc nhảy, có màu đỏ hoặc trắng nhang không đục, vỏ cứng, thân chắc, phần đầu và thân không bị rời nhau, càng, chân còn nguyên, đặc biệt không tanh.
Ghẹ, cua: Dùng tay cầm lên càng cua, ghẹ co lại mới là còn tươi, sống, dùng tay bấm nhẹ vào yếm không bị lõm. Kinh nghiệm cho thấy con to thường ít thịt hơn con vừa phải.
Cá: Mắt sáng, còn bơi, hoặc dùng tay ấn nhẹ vào thân, cá nhảy lên là cá tươi.
Mực: Trừ mực sim ra thì chọn con càng to càng ngon, túi mực còn nguyên, mình dày, thịt săn.
Ngao, sò: Mặt hàng này bạn không thể lựa từng con một được, nên chỉ loại bỏ những con có mùi thối, lạ.
2. Các bước để bắt đầu kinh doanh hải sản online
Bước 1: Chuẩn bị để bán hải sản online
Mặt hàng bạn muốn kinh doanh là hải sản, yêu cầu là phải tươi nguyên tới tay khách. Vì vậy, nên yêu cầu bên cung vận chuyển ngay khi đánh bắt xong vào sáng sớm, khi vận chuyển nên cho hải sản vào thùng nước biển có sục oxi. Có như vậy mới đảm bảo hàng luôn tươi sống tới kho của bạn.
Người bán sẽ tính toán địa điểm và thời gian vận chuyển để có phương án bảo quản tốt nhất. Bạn cần chuẩn bị thùng xốp, đá hoặc bể sục nước biển để cho hải sản vào ngay khi nhận được để chắc chắn hàng luôn tươi sống. Còn khi bán cho khách, bạn có hai cách bảo quản là tươi hoặc sống.
Như thế nào là bảo quản sống? Cách kinh doanh hải sản đó là bạn phải luôn chắc chắn hải sản còn tươi tới tay khách, đảm bảo chất lượng cao nhất. Tuy nhiên, nhược điểm phương pháp này là thời gian bảo quản không được lâu, tối đa chỉ 5 tiếng. Cách này thường chỉ áp dụng cho cá, tôm vì hai loại này yêu cầu phải có nước biển và sục khí đầy đủ.
Còn bảo quản tươi có nghĩa là bạn dùng đá để bảo quản, hải sản sẽ chết những vẫn đảm bảo độ tươi tối đa. Thời gian bảo quản sẽ dài hơn được tới 12 tiếng.
Bạn không nên quên đầu tư tủ lạnh, tủ đông để chứa hàng trong trường hợp hàng tồn hoặc chưa chuyển cho khách.
Bước 2. Chọn nguồn hàng hải sản
Miền bắc: Nguồn hàng và vốn kinh doanh hải sản sẽ quyết định hình thức bán hải sản cho bạn. Đối với các bạn ở miền bắc thì có hai nguồn hàng chất lượng đó là Quảng Ninh và Hải Phòng. Bạn có thể chọn chỉ nhập và bán lẻ, phân phối hàng từ 2 nguồn trên hoặc chọn thêm nhiều nguồn từ vùng khác cho đa dạng.
Nếu chọn 2 nguồn cố định như trên thì giá gốc sẽ tốt hơn, đặc biệt khi nhập với số lượng lớn thường xuyên sẽ còn được ưu đãi nhiều hơn nữa. Bạn có thể chọn hình thức bán online hay phân phối lại cho các cửa hàng hải sản cũng rất khả quan.
Còn nếu chọn thêm nguồn hàng khác đặc trưng từng vùng cho đa dạng thì tất nhiên cửa hàng bạn sẽ có nhiều tiềm năng hơn. Tuy nhiên nhược điểm chí mạng của phương thức này là, bạn phải chuẩn bị một số vốn khá lớn, và không thể phân phối lại cho cửa hàng khác vì giá quá cao chẳng ai thích cả chính, bạn chỉ có thể kinh doanh hải sản online cho khách lẻ thôi.
Tại Hà Nội, bạn có thể mua hải sản ở chợ Hàng Bè nổi tiếng hoặc các chợ nhỏ cũng có đầy đủ mực, tôm, ghẹ,… Còn tại TP. Hồ Chí Minh, chợ Bình Điền chính là lựa chọn tối ưu nhất, hoặc cân nhắc nguồn cung từ Vũng Tàu cũng là gợi ý hay.
Bước 3. Tìm hiểu thị hiếu khách hàng
Khi bán hải sản, bạn hướng tới đối tượng khách hàng nào? Các bà nội trợ hay nhân viên văn phòng? Họ thích các loại hải sản nào, mức giá bao nhiêu? Bước này rất quan trọng. Vì nếu bạn chẳng thèm quan tâm mình đang bán hải sản cho ai hay khách cần gì mà cứ kinh doanh đại trà vì tìm được nguồn cung rẻ. Nhưng đến lúc chẳng ai mua thì cũng tự bạn ôm lấy một mình mà thôi.
Muốn biết được những điều này, bạn cần phải thực hiện khảo sát. Hãy bắt đầu từ những bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… họ sẽ nhanh chóng cho bạn câu trả lời. Hoặc khảo sát online hay trực tiếp bằng những cách sau.
Nắm rõ nhu cầu của khách hàng tiềm năng chính là mấu chốt tạo nên thành công. Muốn biết được, bạn phải tìm hiểu và thu thập thông tin từ các thị trường truyền thống như chợ, siêu thị hoặc từ những người đã từng mua hàng.
Trước tiên, bạn ra chợ để biết được các loại hải sản mà mình sắp bán có mức giá như thế nào, rồi chủng loại nào khách thích nhất,…
Hoặc dạo quanh các siêu thị lớn như Big C, Metro, VinMart, FiviMart, Lotte Mart, Ocean Mart…, bạn sẽ thu thập được khá nhiều thông tin hữu ích đó. Ví như khách thích hải sản nào nhất, rồi giá cả vì siêu thị thường niêm yết công khai. Qua đó, có thấy là mức giá trong siêu thị sẽ cao hơn so với ngoài chợ, nhưng vẫn hút khách bởi đánh trúng thị hiếu của khách hàng.
Rồi qua các phương tiện truyền thông, hãy tìm hiểu các fanpage bán hải sản, bạn dễ dàng biết được khách thường oder mặt hàng nào, rồi giá rổ là bao nhiêu nhanh chóng.
Cuối cùng là từ bạn bè qua facebook, zalo,… Hãy nhờ bạn bè của bạn thu thập xem mọi người thường muốn ăn loại hải sản nào nhất, ở đâu, giá bao nhiêu,…
Muốn tích thêm kinh nghiệm kinh doanh hải sản, hãy thử mua vài loại hải sản tại cửa hàng uy tín vừa để khảo giá, vừa học được cách bảo quản, chế biến của họ.
Bước 4. Bí kíp kinh doanh hải sản online
Đầu tiên, hãy tận dụng facebook giới thiệu cho bạn bè trước, đây sẽ là những vị khách “vip” của bạn khi mới khởi nghiệp đó. Hãy mời họ dùng thử sản phẩm của mình bằng cách bán rẻ kèm quà tặng thêm và giao hàng miễn phí, hoặc mời mọi người về nhà mình nấu ăn thử.
Trên trang cá nhân của mình, bạn nên thường xuyên chia sẻ những bí quyết, mẹo chọn và bảo quản hải sản tươi ngon, cách chế biến, những địa chỉ hải sản ngon, rẻ nhất,…. Để vừa tăng lượng người theo dõi, vừa khiến khách hàng thêm tín nhiệm bạn.
Sau khi đã ổn định tình hình kinh doanh hải sản, hãy bắt đầu các chương trình khuyến mại, giảm giá để thu hút khách hàng như mua nhiều giảm giá 5%, hay tặng thêm cá khô, lạp xưởng,…
Hoặc nhận thêm dịch vụ chế biến món ăn hộ khách, lợi nhuận mang lại từ đây không hề nhỏ nha.
Blog Kinh Doanh Việt hy vọng rằng với một số kinh nghiệm kinh doanh hải sản online trên đây sẽ giúp các bạn phần nào hiểu biết và sẵn sàng tham gia vào môi trường kinh doanh khá đặc biệt này.