Học cách nắm thị trường quần áo trong bàn tay trước khi mở cửa hàng

Theo một nghiên cứu, chỉ tính riêng thị trường thời trang trực tuyến thì có tới 60% cửa hàng không trụ nổi qua 6 tháng đầu tiên và thêm 20% cửa hàng đóng cửa trong 3 tháng tiếp theo. Để không nằm trong tỷ lệ 80% cửa hàng rủi ro đó, trước khi bạn quyết định bắt tay kinh doanh mặt hàng nào đó, kể cả quần áo hay giày dép, phụ kiện… bạn cần phải thực hiện một số những khảo sát thiết yếu nhằm nắm được thực trạng nhu cầu người tiêu dùng, xu hướng sản phẩm như thế nào, thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình. Từ đó có hướng kinh doanh phù hợp từ những hoạt động nhỏ nhất như chọn lựa hàng nhập, định giá sản phẩm, cách tư vấn khách hàng “trúng tủ”….

Khảo sát thị trường là bước không thể thiếu trước khi bắt tay vào kinh doanh

Với kinh doanh quần áo, một mặt hàng vô cùng thiết yếu với người tiêu dùng đồng thời cũng có quá nhiều đối thủ cạnh tranh đang chờ bạn trên con đường khởi nghiệp. Bạn sẽ càng phải kỹ càng và thận trọng hơn trong công tác khảo sát thị trường này.

Đầu tiên, hãy dành thời gian để khảo sát xem thị trường quần áo nào đang sôi động ví dụ quần áo nữ, quần áo nam, quần áo VNXK, quần áo trẻ em, quần áo cũ… và cái nào phù hợp với bạn. Theo điều tra của một số đơn vị nghiên cứu thị trường trực tuyến, tỷ lệ chi tiêu cá nhân cho nhu cầu may mặc của người dân chiếm khoảng 14% tổng chi tiêu. Con số này là khá lớn, điều đó thể hiện bạn sẽ có nhiều khả năng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng ở bất cứ nơi đâu. Một đặc điểm nữa của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đó là trước đây, họ ưa chuộng sử dụng đồ may sẵn xuất sứ Trung Quốc nhưng gần đây, xu hướng lựa chọn hàng VNXK thực sự lên ngôi. Tuy nhiên, sức cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng lớn hơn, một khi bạn đã xác định theo cần phải có chiến lược kinh doanh với thế mạnh rõ ràng.

Thị trường quần áo đang diễn ra như thế nào?

Nói như vậy nhưng nếu bạn đang có ý định kinh doanh quần áo Quảng Châu thì đây vẫn hoàn toàn là mảnh đất màu mỡ cho bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải biết khách hàng của bạn là ai, ví dụ như sinh viên, nhân viên văn phòng… Hãy tìm hiểu xem những đối tượng nào là khách hàng tiềm năng của bạn, họ có thói quen mua hàng như thế nào…

Thứ 2, bạn cần tìm hiểu xem có bao nhiêu cửa hàng bán quần áo giống như bạn, bao nhiêu cửa hàng thành công và phát triển, bao nhiêu cửa hàng hoạt động chậm và có nguy cơ phá sản, nhượng của hàng và lý do là gì… Ví dụ như với quần áo VNXK, có không ít các cửa hàng mọc lên nhưng có được bao nhiêu cửa hàng đắt khách và thành công, vì sao họ lại làm được điều này? Do nguồn hàng, giá cả hay do cách tư vấn, cách quảng cáo… Đây cũng là bước nghiên cứu đối thủ cạnh tranh nhằm tìm ra thế mạnh, điểm yếu của người, của ta bởi biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Bạn hãy tin tưởng vào điều đó và đầu tư nghiêm túc thời gian, công sức nghiên cứu chúng. Để có thể biết rõ, nhất thiết bạn cần đến trực tiếp các cửa hàng bán quần áo để khảo sát, thậm chí, bạn còn phải trở thành khách hàng của họ để đánh giá mức độ hài lòng về phong cách bán hàng, khả năng tư vấn, chăm sóc khách hàng của mỗi cửa hàng đối thủ là gì và điểm mạnh, điểm yếu của họ ở đâu.

Thứ 3, hãy tìm hiểu về nhu cầu tiêu dùng và thói quen mua hàng của khách hàng trong lĩnh vực của bạn. Người tiêu dùng có thể chia làm 3 nhóm chính: nhóm có thu nhập thấp thường sử dụng quần áo giá rẻ, nhóm có thu nhập cao sử dụng sản phẩm của các hãng thời trang cao cấp và nhóm lớn nhất là trung lưu thường mua quần áo tầm trung, không chấp nhận hàng kém chất lượng. Bạn cần biết tất cả những thông tin từ họ, họ thường tự mua cho mình hay mua nhiều hơn cho người thân, họ hay đi mua đồ với ai, bị tác động như thế nào (nguồn cảm hứng để họ mua quần áo, phong cách yêu thích), họ quan tâm về tiêu chí nào nhất khi mua quần áo (chất liệu, nhãn hiệu, giá cả…), tần suất và mức độ họ mua quần áo như thế nào, thói quen họ mua quần áo như thế nào (mua online hay xem online rồi qua cửa hàng mua)… Trong trường hợp bạn lựa chọn bán quần áo trẻ em thì cần tìm hiểu kỹ lưỡng hành vi mua hàng cũng như là nhu cầu của các cặp bố mẹ, họ thường mua quần áo loại nào cho con mình: hàng VNXK, Cambodia, Thái Lan, Trung Quốc… ,dựa vào sở thích cá nhân hay đưa con cái tới chọn lựa…

Khảo sát thói quen mua hàng của khách hàng

Với bước khảo sát này, bạn có thể tạo ra một bảng khảo sát thói quen mua quần áo online hoặc offline rồi phát cho những người tiêu dùng. Để có được tỷ lệ đại diện, phục vụ cho sự phân tích số liệu phù hợp và chính xác, bạn cần khảo sát trên lượng lớn người tiêu dùng, có thể là 100-200 người, hoặc lớn hơn nữa càng tốt.

Từ dữ liệu thu được, bạn sẽ có căn cứ để xác định mặt hàng chủ đạo ở cửa hàng của mình, nguồn gốc, chủng loại ra sao, tầm giá cả cũng như các cách thức tiếp cận khách hàng và tư vấn, chăm sóc họ như thế nào…

Trong quá trình nghiên cứu thị trường, bạn có thể sử dụng các công cụ để phục vụ nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường quần áo. Ở đó, bạn sẽ tìm thấy những công cụ miễn phí mà cực kỳ hữu ích, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường thông qua kết nối Internet.

Xem tiếp: Bí kíp lập kế hoạch kinh doanh tổng quan cho cửa hàng quần áo


Chia sẻ bài viết này