Google lộ bí mật chọn nhân viên từ hơn 2 triệu hồ sơ xin việc – kỳ 2

Trong hơn 2 triệu hồ sơ ứng tuyển gửi đến Google mỗi năm chỉ có 4000 người được chọn nên dù bạn có kiến thức sâu nhưng khả năng “tạch” vẫn lớn. Trong phần 2 bài viết, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những yêu cầu tuyển dụng khắt khe của “người khổng lồ” làng công nghệ này.

Google muốn biết liệu các ứng viên có thể giải quyết được những dự án khó

Google luôn là một trong những công ty hàng đầu thế giới đưa ra các câu hỏi tuyển dụng đầy “hại não”, tiêu biểu như: “Theo bạn, xác suất để bẻ gậy 1 cây gậy thành 3 phần và tạo thành một hình tam giác là bao nhiêu?”. Tuy nhiên sau một thời gian, họ biết được rằng những câu hỏi dạng này không giúp đỡ được nhiều và họ đã không còn dùng nó nữa.

Bây giờ, buổi phỏng vấn của Google bao gồm câu hỏi về kinh nghiệm cụ thể của các ứng viên, bắt đầu với những thắc mắc như “hãy cho tôi một ví dụ về thời gian bạn giải quyết một vấn đề khó khăn?”. Bằng việc hỏi ứng viên như vậy, Google nhận được 2 dạng thông tin: “Bạn biết được họ tương tác giải quyết vấn đề như thế nào và mức độ mà các ứng viên cho đó là công việc khó khăn với họ.”

Google muốn ứng viên có kỹ năng phân tích

Kỹ năng máy tính cơ bản sẽ hữu ích , kể từ khi quan điểm này được phổ biến, nó là dấu hiệu cho “khả năng hiểu và xử lý các thông tin” và nghĩ theo những cách logic, chuẩn hóa và cấu trúc. Nhưng cũng có những thứ khác nằm sau kiến thức khoa học máy tính. Bock nói rằng những gì bản thân học được tại các trường kinh doanh đang được “chuyển hóa” vào chính sự nghiệp của mình”

Đào tạo kỹ năng phân tích giúp cho bạn trở nên khác biệt trên thị trường lao động hiện nay” – Ông nói.

Google muốn ứng viên đáp ứng các tiêu chuẩn cao, thậm chí là lố bịch của họ

“Chúng tôi không thỏa hiệp hay dàn xếp trong việc tuyển dụng nhân sự. Các tiêu chí luôn ở mức cao bởi không ai thích nhân viên của mình quá kém cỏi”. Vì vậy danh sách việc làm tại Google luôn ở trong tình trạng mở nhiều hơn bạn nghĩ . Bock đã ví von: “Chúng ta phải hôn rất nhiều con ếch trước khi có thể gặp được vị hoàng tử của mình.”

Văn phòng làm việc sáng tạo của google

Google không quan tâm đến GPAs

GPAs và điểm kiểm tra không liên quan đến thành công của bạn tại công ty. Bock đã nói rằng “Môi trường học tập là môi trường nhân tạo, những người ngồi học được cung cấp những kỹ năng để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong môi trường đó”.

Trong trường học, học sinh được đào tạo để đưa ra những câu trả lời cụ thể “Giải quyết những vấn đề cụ thể sẽ thú vị hơn nhiều nếu nó không hề có câu trả lời. Bạn cần những người luôn muốn tìm ra những câu trả lời không rõ ràng”. Bock nói.

Google muốn biết các ứng viên hoàn thành được bao nhiêu mục tiêu so với đồng nghiệp

Khi Bock giải thích cách viết một bản sơ yếu lý lịch cho Thomas Friedman tại tạp chí time, ông đã nói rằng hầu hết mọi người chỉ nhớ một công thức cơ bản khi viết bản sơ yếu lý lịch đó là “Tôi đã làm tại công ty X, trong lĩnh vực Y và bằng cách Z”. Ví dụ “Tôi đã viết một bài xã luận cho tờ New York Time”. Một sơ yếu lý lịch sẽ được cụ thể hơn nếu như nó trình bày công việc đã hoàn thành và cách bạn so sánh nó với đồng nghiệp cũ. Họ có thể viết như “Có 50 op-eds* được xem nhiều nhất trong top 6 xuyên suốt 3 năm qua”.

* Op-ed đại diện cho ý kiến và xã luận. Nó là một phần biên tập của tờ báo mà mọi người cho ý kiến của mình.

Google muốn thấy ứng viên quản lý các dự án

Với cảm giác của một nhà lãnh đạo, quản lý, bạn sẽ cảm thấy có trách nhiệm đối với dự án đó hơn, sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề. Nhưng bạn cũng cần tạm dùng khi người khác có ý tưởng tốt hơn “Mục tiêu cuối cùng của dự án là những gì chúng tôi có thể làm cùng nhau để giải quyết dự án. Tôi đã làm phần của mình và giờ tôi tạm thời lùi lại”.

Google muốn ứng viên khiêm tốn

Bạn cần có “sự khiêm tốn về mặt trí tuệ” để thành công ở Google, Bock nói. “Nếu bạn kiêu ngạo, bạn sẽ chẳng học được gì. Đây là một vấn đề phổ biến trong giáo dục, những sinh viên tốt nghiệp những trường kinh doanh hạng ưu thường kiêu ngạo hơn”.

Thành công cũng có thể trở thành trở ngại, từ khi Google thành công, nhiều nhân viên đã không gặp phải thất bại và tất nhiên họ cũng chẳng học được gì từ đó cả.

Thay vì tìm hiểu nguyên nhân, họ lại đổ lỗi cho người khác. Họ, sẽ cảm thấy mình là một thiên tài nếu những công việc mang lại thành quả tốt và nghĩ rằng mình là một thằng đần nếu công việc thất bại, khi đó họ đổ lỗi vì mình không nhận đủ nguồn lực trợ giúp hoặc do sự thay đổi của thị trường… Đó là những thứ chúng tôi được nhìn thấy từ những người thành công nhất ở đây. Họ cạnh tranh nhau như điên để có những vị trí khốc liệt nhất. Họ cuồng tín cho quan điểm của bản thân. Nhưng khi bạn nói “đây là những thông tin hoặc số liệu mới nhất”, họ sẽ bảo “Ừ nhỉ, những thông tin này sẽ làm thay đổi nhiều thứ đây, bạn đã đúng!”


Chia sẻ bài viết này