Gia tăng sức cạnh tranh cho các cửa hàng bán lẻ

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang sôi động với sự tham gia ngày càng nhiều các doanh nghiệp lớn trong thị trường bán lẻ trên thế giới. Tuy nhiên đó là một mối đe dọa to lớn cho các cửa hàng bán lẻ trong nước, khi xét về các yếu tố tài chính, kinh nghiệm và các mặt hàng kinh doanh, yếu kém hơn nhiều so với các doanh nghiệp đã có tên tuổi như vậy. Hơn nữa ngay chính thị trường trong nước, để tìm một chỗ đứng vững chắc hay mở ra một cửa hàng mới thu hút được khách hàng không phải điều dễ dàng. Để gia tăng sức cạnh tranh cho các cửa hàng bán lẻ bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây:

Thị trường bán lẻ dần trở nên sôi động

Có thể thấy sự phát triển đa dạng của thị trường bán lẻ Việt hiện nay, ngoài các cửa hàng bán lẻ truyền thống như chợ hay tiệm tạp hóa đã hình thành nên các siêu thị với nhiều hình thức đa dạng, như đại siêu thị, siêu thị và các siêu thị mini. Tính trên sự phát triển và mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm tại Việt Nam thì đây là thị trường sẽ thực sự phát triển mạnh mẽ, khi các con số này không ngừng gia tăng.

Và cũng chính vì thế đây là thị trường béo bở cho các doanh nghiệp bán lẻ trên tế giới đầu tư vào, như tập đoàn Berli Jucker PJC đến từ Thái Lan, các doanh nghiệp từ Nhật …. Đang tạo ra sức cạnh tranh không hề nhỏ. Với mặt hàng họ cung cấp đa dạng hơn với mức giá hoàn toàn cạnh tranh. Bên cạnh các doanh nghiệp có tên tuổi trong nước như BigC hay Coopmart…có được sức cạnh tranh hơn cả, còn các cửa hàng bán lẻ thiếu sức cạnh tranh sẽ khó khăn hơn trong thời gian này.

Vì sao các cửa hàng bán lẻ trong nước thiếu tính cạnh tranh?

Chất lượng hàng hóa không tốt là điều dễ dàng nhận thấy với các cửa hàng bán lẻ trong nước hiện nay. Đó cũng là lý do vì sao nhu cầu mua sắm tại các siêu thị lớn đang dần được quan tâm hơn. Thay vì đầu tư nhập hàng tại các địa điểm, nhà cung cấp uy tín thì các cửa hàng bán lẻ nhập hàng chủ yếu tại các chợ đầu mối với chi phí tiết kiệm, nhưng nguồn hàng không ổn định và đối tượng phục vụ không tập trung.

Hình thức kinh doanh nhỏ lẻ khiến các cửa hàng bán lẻ thiếu tính chuyên nghiệp ngay từ khâu nhập hàng đến trưng bày sản phẩm và giao tiếp với khách hàng. Sự tràn lan của ngày các nhiều các loại siêu thị mini khiến khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn là chịu đựng sự khó chịu từ một cửa hàng bất kì nào khác. Các cửa hàng bán lẻ còn thiếu sự liên kết tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh và tự “giết chết” lẫn nhau trong khoảng thời gian đầy biến động hiện nay. Các cuộc cạnh tranh về giá càng khiến chất lượng hàng hóa tồi tệ hơn khi các cửa hàng bán lẻ đều muốn tiết kiệm chi phí hơn là giảm đi lợi nhuận của mình.

Làm sao để gia tăng sức cạnh tranh cho cửa hàng bán lẻ?

Trong bối cảnh hiện nay với sự mở rộng của nền kinh tế thúc đẩy đầu tư từ nước ngoài vào, thị trường trong nước phải thực sự tỉnh táo để không bị đánh bật.

Để có được điều đó, các cửa hàng bán lẻ dù bé hay lớn đều cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển với mục tiêu cụ thể để thu hút khách hàng hơn. Các khoản doanh thu chi phí phải được thống kê ghi chép đầy đủ để bạn đưa ra được các con số cụ thể cho các chiến lược phát triển lâu dài hơn.

Gia tăng sức cạnh tranh của thị trường trong nước bằng gia tăng tính liên kết của các doanh nghiệp sản xuất với các cửa hàng tiêu thụ, thay vì bài toán: Sản xuất nhiều không có chỗ tiêu thụ, trong khi các cửa hàng bán lẻ thiếu nguồn hàng chất lượng để bán. Hiện nay nền sản xuất trong nước đang phát triển và hướng đến việc gia tăng chất lượng hiệu quả đến tay người tiêu dùng.

Ngoài ra, các cửa hàng bán lẻ có thể liên kết với các hãng ngoại, tận dụng nguồn hàng đa dạng, tên tuổi  và mạng lưới có sẵn để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.

Cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ không ngừng gia tăng về chất lượng và thái độ phục vụ với người tiêu dùng. Học hỏi các chiến lược từ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước như khẩu hiệu của BigC: BigC giá rẻ cho mọi nhà. Để gia tăng hơn sức tiếp cận đến người tiêu dùng.

Tận dụng sự phát triển của công nghệ với các dụng cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình kinh doanh như máy bán hàng, máy in mã vạch hay các phần mềm quản lý bán hàng, rút ngắn hơn thời gian quản lý cửa hàng và thời gian chờ đợi mua hàng của khách. Chi phí tiết kiệm, đem lại hiệu quả và tính chuyên nghiệp cao hơn trong quá trình kinh doanh của bạn.

Có thể bạn cần biết:

4 chiến lược thu hút khách hàng cho các cửa hàng bán lẻ

Gợi ý lựa chọn nhà cung cấp phù hợp cho cửa hàng bán lẻ

4 điều cho thành công của cửa hàng bán lẻ


Chia sẻ bài viết này