Kiều Oanh (sinh năm 1988, Hà Nội) Sau khi tốt nghiệp Đại học Kiến trúc, cô xin làm việc tại một cơ quan Nhà nước. Sau 2 năm công tác, nhận thấy những ý tưởng thiết kế của mình rất khó để hiện thực hóa, năm 2013, cô quyết định nghỉ việc và bắt đầu thực hiện ý tưởng thiết kế những bình cây cảnh mini hay còn gọi là terrarium.
Kiều Oanh là cô gái 8X xinh đẹp trẻ trung
Bỏ việc nhà nước để mạo hiểm
Biết đến terrarium chính từ lần tình cờ ghé quán cà phê nhỏ của “người khởi xướng” Nguyễn Tiến Dũng, cô nàng sinh năm 1988 tốt nghiệp trường Kiến Trúc đã “bị mê hoặc bởi những cây nhỏ li ti trồng trong bình thủy tinh kín”.
Oanh nói. Sau khi tìm mua được sản phẩm, qua tìm hiểu chị biết đó là một bộ môn nghệ thuật có tên gọi terrarium. “Tác phẩm đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình về con đường khởi nghiệp. Thay vì cố gượng làm những thứ quá to tát, vượt ngoài khả năng, hãy bắt đầu từ nhưng việc nhỏ bé mà vẫn tạo ra được giá trị hữu ích cho cộng đồng“, Kiều Oanh kể lại. Không lâu sau Oanh bỏ công việc nhà nước ổn định và xưởng thiết kế cây cảnh của cô gái trẻ ra đời.
Do không có đủ vốn để mở cửa hàng bán cây cảnh mini hay quảng bá sản phẩm, trong khi, đối tượng mà Oanh hướng đến là những người trẻ tuổi, giới văn phòng… Tận dụng tối đa việc việc bán hàng online và bạn bè người thân ủng hộ, giới thiệu một thời gian không lâu xưởng của chị bắt đầu có những đơn hàng đầu tiên.
Dù vậy, theo Oanh khó khăn lớn nhất không phải từ việc tìm kiếm khách hàng mà nằm ở khâu phụ kiện. Bộ môn nghệ thuật này mới bắt đầu xuất hiện tại Hà Nội trong khi để tạo ra một sản phẩm ưng ý rất cần bình thủy tinh, sỏi đá, cây phù hợp với ý tưởng. “Thời gian đầu khởi nghiệp mình kiêm nhiệm quá nhiều việc nên nhiều khi cũng rất nản chí“, chủ xưởng thiết kế cây cảnh bộc bạch. Đó còn chưa kể không ít lần bố mẹ than phiền “kiến trúc sư phải đi trồng cây, mang rác về nhà“.
Với Oanh “đi trước hay sau không quan trọng mà sáng tạo không ngừng mới là nền tảng của sự phát triển khi kinh doanh mặt hàng này”
“Sản phẩm không rập khuôn, có dáng vẻ riêng là yếu tố để các tác phẩm của mình không thể nhầm lẫn với các sản phẩm khác. Mình tin mỗi khách hàng đều cảm nhận được tình yêu cây cỏ thiên nhiên qua mỗi tác phẩm của mình”, Oanh tự tin cho biết.
Góc trưng bày các sản phẩm terrarium của Kiều Oanh.
Thành công sau những khó khăn và mạo hiểm
Sau gần một năm hoạt động, hiện xưởng của Oanh đã sản xuất được gần 100 mẫu, với giá bán từ 150.000 – 600.000 đồng, loại đắt nhất gần 2 triệu đồng/tác phẩm, bình quân mỗi tháng xưởng của Oanh cho doanh thu 40 triệu đồng.
Ngoài ra, Oanh cũng nhận đặt hàng các loại sen đá, crest, sedum… nhập khẩu từ Mỹ, Nhật, Indonesia, Thái Lan… Nếu như giá cây trong nước chỉ khoảng 40.000 đồng thì các cây nhập ngoại có giá cao hơn hẳn từ 150.000 – 300.000 nhưng sẽ tạo nên sự khác biệt và sức sống tốt hơn, Oanh cho hay.
Được biết, trên cả nước mới chỉ có Sài Gòn và Hà Nội là 2 thành phố phát triển loại hình nghệ thuật sắp đặt tiểu cảnh trong lọ thủy tinh Terrarium.
Tuy nhiên, dù xuất hiện sớm hơn cả nửa năm nhưng thú chơi này tại Hồ Chí Minh lại chưa thực sự được làm chuẩn terrarium: mới chỉ sử dụng các loại cây không khí đặt vào trong bình thủy tinh chứ chưa có sự sắp xếp bố cục cũng như phụ liệu một cách cầu kì và tinh tế như cách mà các kiến trúc sư trẻ Hà Nội đang làm.
Chính sự khác biệt này khiến cho thú chơi terrarium tại Hà Nội càng trở nên độc đáo và phát triển hơn bao giờ hết.
Đây cũng là cơ hội cho các kiến trúc sư trẻ mở rộng thị trường. Tuy nhiên, với đặc thù sắp đặt tại chỗ, tránh vận chuyển và ít nhân lực thiết kế sáng tạo như hiện nay, việc mở rộng kinh doanh đối với terrarium tuy là rất tiềm năng nhưng cũng không thể một sớm một chiều.
Xem thêm
Vườn cây cảnh- ý tưởng kinh doanh táo bạo của cô gái 9X
Hốt bạc từ ý tưởng kinh doanh bình cây cảnh mini