Cầm bằng đại học kinh tế khởi nghiệp từ gánh bún rong

Đó là câu chuyện của bạn Đặng Xuân Thành (1990- quê ở Nam Định) tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân Hà Nội năm 2014 sau khi ra trường Thành đã kiếm được những công việc đúng chuyên ngành, với mức lương tương đối cao đối với một sinh viên mới ra trường nhưng vì sở thích, ước mơ muốn làm chủ công việc của mình nên Thành đã quyết định từ bỏ công việc văn phòng để khởi nghiệp với gành bún-bánh đa cua.

Cất bằng đại học đi bán bún

Chia sẻ về quyết định này, cựu sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: “Thực chất, gánh hàng này đã được mình mở ra cách đây 2 năm, từ thời còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Đây cũng là thu nhập chính để mình nuôi sống chính bản thân trong những năm đi học và hiện giờ là em trai mình.

Khi ra trường, mình cũng đã đi thử sức một số công việc theo đúng lĩnh vực được đào tạo, khi đó gánh hàng này do mẹ mình phụ trách. Sau khi đi làm một thời gian, mình quyết định quay trở lại “nghề cũ” và sẽ tập trung để phát triển gánh bún này”.

Ngoài quyết định táo bạo trên, ít ai ngờ được rằng, một chàng trai thư sinh chính là người “thức khuya, dậy sớm” chuẩn bị từng mới rau, cọng bún để gánh hàng ngày càng phát triển hơn.

Theo đó, hàng ngày Thanh phải dậy sớm từ lúc 4 giờ sáng để đi chợ lấy rau, nhập bún và chuẩn bị những đồ dùng cần thiết để 6 giờ sáng có bát bún nóng hổi phục vụ khách hàng. “Nhiều người cứ nghĩ, ra chợ mua mớ rau về nhặt thế là xong, nhưng với mình thì lại khác, đối với mỗi mớ rau, con cua hay từng sợi bún đều phải đảm bảo được độ an toàn cả về an toàn thực phẩm lẫn uy tín nơi mình đến lấy. Vì thế, việc lựa chọn thực phẩm với mình là điều tối quan trọng”, Thanh chia sẻ.

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm, theo Thanh phong cách phục vụ cũng là một trong yếu tố thu hút được khách hàng. “Đối với bản thân mình, dù hiện tại chỉ là một gánh bún vỉa hè hay sau này là một cửa hàng lớn thì sự niềm nở, phục vụ chu đáo với hành khác là điều mình luôn phải ghi nhớ trong đầu. Bởi, chẳng vị khách nào muốn đến ăn một nơi mà người bán hàng cau có, luộm thuộm cả”, chàng trai quê Nam Định cho biết.

Luôn tự hào vì mình làm chủ

Đó là câu trả lời của “ông chủ” gánh bún khi phóng viên hỏi về việc: Liệu có tự ti, mặc cảm khi cựu sinh viên của một trường đại học danh giá lại đi bán bún? Theo đó, Thanh không bao giờ xấu hổ với công việc hiện tại của mình, thậm chí Thanh còn luôn ngẩng cao đầu vì dù bước đầu là kinh doanh nhỏ, nhưng chí ít mình cũng làm chủ được công việc mình làm.

“Nhiều bạn bè khi đến ăn ở quán mình, mình vẫn phục vụ nhiệt tình mà không bao giờ thấy việc đó là xấu hổ. Hay một số bạn thân khuyên mình nên đi làm công việc khác xứng tầm, nhưng đây là đam mê và mình còn những ấp ủ với gánh bún của mình, nên mình từ chối”, Thanh chia sẻ.

Theo cự sinh viên này, dù chỉ là bán bún, nhưng những điều được học được trong trường ra áp dụng và thực tế cuộc sống và trực tiếp là việc bán hàng lại rất hữu ích. Những kiến thức đó không chỉ phục vụ cho những lĩnh vực kinh doanh của các công ty, mà nó có thể áp dụng cho tất cả mọi hình thức kinh doanh, miễn sao là vận dụng phù hợp điều kiện thực tế.

Chia sẻ về bước đường tương lai, Thành cho biết: “Hiện tại mình vẫn tập trung vào bán gánh bún này, nhưng mình sẽ học hỏi để phát triển với thực đơn phong phú hơn. Trong thời gian tới và kể cả là tương lai, mình chưa có ý định quay trở lại làm việc theo chuyên ngành đã được học, mà sẽ mở rộng thị trường với hình thức kinh doanh nhằm vào đối tượng khách hàng là nhân viên văn phòng và dự định sẽ làm theo hình thức giao hàng tận nơi”.

Xem thêm

 Lãi trăm triệu với ý tưởng kinh doanh bún đậu mắm tôm

Kinh nghiệm mở cửa hàng bún đậu mắm tôm với 30 triệu (P1)


Chia sẻ bài viết này