Trong phần 1, chúng ta đã biết ba điều khiến cho sản phẩm tự bán chính nó và cách để liên kết lợi ích của sản phẩm đến những kết quả mà khách hàng cốt lõi của bạn mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu về việc thiết kế sản phẩm phù hợp với trải nghiệm mà khách hàng cốt lõi của bạn mong muốn cũng như cho khách hàng tiềm năng thấy được cách sản phẩm của bạn vượt qua sự phủ nhận của họ như thế nào.
Thiết kế sản phẩm để phù hợp với trải nghiệm mà khách hàng cốt lõi mong muốn
Đây là một lý do quan trọng khác để nói chuyện với khách hàng của bạn: Họ sẽ cho bạn biết trải nghiệm họ muốn là gì khi họ mua sản phẩm của bạn.
Nếu bạn có thể kiểm soát trải nghiệm của việc sử dụng sản phẩm, bạn có thể khiến cho khách hàng vui vẻ khi họ sử dụng sản phẩm của bạn (làm giảm việc hoàn lại tiền) và giúp họ có được kết quả họ muốn (làm tăng giới thiệu truyền miệng).
Bạn muốn khách hàng thấy sản phẩm của bạn dễ sử dụng hơn so với sản phẩm của người khác và bạn muốn tránh bất kỳ rào cản hay trở ngại nào để sử dụng đầy đủ sản phẩm nhờ đó họ không phải thất vọng bởi trải nghiệm.
Một khi bạn đã thiết kế sản phẩm của mình để tạo ra những trải nghiệm tốt nhất có thể cho khách hàng, chúng có thể trở thành lợi điểm bán hàng trên trang bán hàng của bạn – và chúng sẽ cất tiếng nói đầy uy lực cho bạn. Bạn cũng cần tạo ra trải nghiệm vui vẻ và dễ dàng cho mọi người để có được kết quả mà họ muốn.
Thiết kế sản phẩm phù hợp
Ví dụ của việc cải thiện trải nghiệm có thể là những điều như:
– Đưa vào các mẫu để giúp cho mọi việc dễ dàng hơn
– Làm cho nội dung video / âm thanh dễ dàng để tải về
– Cung cấp chức năng hỗ trợ dễ dàng cho khách hàng – những người cần nó
– Làm cho mọi thứ càng cụ thể càng tốt
– Thiết kế sản phẩm đủ thú vị để mọi người không cảm thấy nhàm chán
– Phân tách mọi thứ thành những phần có kích thước nhỏ hơn
– V.v..
Cơ hội kinh doanh thời trang online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay bảng giá website và công ty thiết kế web bán hàng tốt để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
Hãy nghĩ về các sản phẩm bạn thích (và không thích) – đây là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu đến với những ý tưởng làm thế nào để khiến cho sản phẩm của bạn hấp dẫn hơn. Bạn nên nói chuyện với khách hàng và hỏi họ những câu hỏi như:
– Sản phẩm thông tin tốt nhất mà bạn đã từng mua là gì?
+ Điều gì làm nó tuyệt vời đến vậy?
+ Điều gì làm nó dễ dàng / thú vị khi sử dụng?
+ Nếu bạn có thể thay đổi nó theo bất kỳ cách nào, bạn sẽ làm gì?
– Sản phẩm thông tin tồi tệ nhất mà bạn đã từng mua là gì?
+ Điều gì làm nó tồi tệ đến vậy?
+ Điều gì làm nó khó khăn / nhàm chán khi sử dụng?
+ Nếu bạn có thể thay đổi nó theo bất kỳ cách nào, bạn sẽ làm gì?
Câu trả lời cho những câu hỏi này có thể cứu vãn cuộc sống của sản phẩm – và một khi bạn thực hiện những điều cần làm để cho sản phẩm tốt hơn, bạn có thể quảng cáo điều đó trên trang bán hàng của bạn bằng cách mô tả trải nghiệm.
Trong ngắn hạn, nếu bạn có thể cho khách hàng thấy rằng sản phẩm của bạn sẽ giúp họ đạt được mục tiêu và rằng nó dễ dàng để sử dụng, bạn đang gần như đã vào guồng. Hãy nói về một bước nữa mà bạn có thể làm để khiến khách hàng thốt lên “Có chứ” với sản phẩm của bạn…
Cho khách hàng tiềm năng thấy cách sản phẩm vượt qua sự phủ nhận của họ
Bước cuối cùng để làm cho sản phẩm của bạn có được khách hàng là thiết lập mọi thứ để sản phẩm của bạn tự động đảo ngược sự phủ nhận rằng họ phải mua.
Phủ nhận là những ý nghĩ họ có trong đầu kiểu như thế này:
– “Nó quá đắt.”
– “Nó sẽ không có tác dụng với tôi.”
– “Nó có vẻ quá phức tạp.”
– “Tôi sợ phải sửa chữa vấn đề này / làm việc với mục tiêu này”
– “Tôi không biết tôi có thời gian cho việc này hay không.”
– “Việc này sẽ trở nên quá khó để thực hiện.”
– “Tôi luôn luôn có thể lựa chọn sau này.”
– V.v..
Chúng ta đều có sự phủ nhận khi đang xem xét mua một cái gì đó. Hãy nghĩ đến điều cuối cùng bạn phải suy nghĩ trước khi mua nó, cho dù đó là sản phẩm kỹ thuật số hay sản phẩm thực tế trong một cửa hàng.
Bạn có những phủ nhận đi qua trong tâm trí và bạn phải biện minh việc mua sắm cho chính mình trước khi bạn thực hiện điều đó. Cuối cùng, một cái gì đó sẽ thúc đẩy bạn bước qua giới hạn và rút ví ra.
Nếu bạn không biết những phủ nhận mà khách hàng đang có là gì, bạn sẽ không thể giải quyết chúng trong các tài liệu bán hàng (và trong bản thân sản phẩm) của bạn.
Họ sẽ có những ý nghĩ như trên, tự nhủ đây là thời điểm sai để mua và họ sẽ kiềm chế việc chi tiêu tiền vào những điều họ thực sự cần… bởi vì họ không cảm thấy việc đó là an toàn.
>> Xem thêm:
7 sai lầm cần tránh trong tiếp thị kinh doanh online
Thủ thuật tăng Like cho Facebook Page doanh nghiệp
Bạn cần phải cho họ thấy việc đó an toàn. Dưới đây cách thực hiện:
– Nói chuyện với khách hàng cốt lõi của bạn và hỏi xem những gì đi qua tâm trí của họ khi họ xem xét sản phẩm của bạn (hoặc các sản phẩm như thế). Hỏi xem điều gì khiến họ ngần ngại mua. Tìm ra những nỗi sợ hãi và lo lắng của họ về sản phẩm của bạn… và sau đó giải quyết chúng.
– Nếu họ sợ rằng họ không có thời gian, hãy điều chỉnh sản phẩm của bạn để nó khai thác thời gian tốt hơn. Tạo ra một kế hoạch 7 hoặc 30 ngày. Chia nó ra thành các phần nhỏ hơn. Tìm ra một cách nào đó.
– Nếu họ sợ nó sẽ quá phức tạp, hãy thay đổi sản phẩm của bạn để vấn đề biến mất. Thêm các hướng dẫn. Đơn giản hóa ngôn ngữ. Đưa vào một số mẫu hoặc danh sách hay bất cứ điều gì bạn cần làm để giải quyết mối bận tâm đó.
Bất cứ điều gì làm phiền họ, hãy giải quyết nó trong sản phẩm của bạn. Sau đó đưa vào các thông tin trong tài liệu bán hàng của bạn. Giải thích xem nó được thiết kế như thế nào để tốn càng ít thời gian càng tốt hoặc để phù hợp với một lịch trình bận rộn. Nói về cách bạn đã khiến cho một chủ đề phức tạp trở nên cực kỳ dễ hiểu.
Cho dù sự phủ nhận là gì, hãy xoa dịu chúng trong nội dung bán hàng, tên chương / mục của bạn, ở khắp mọi nơi. Như vậy, khách hàng của bạn sẽ biết nó an toàn để mua ngay từ lúc đầu. Và sau đó họ sẽ mua hàng, rất nhiều trong số họ. Và sau đó họ sẽ nói với bạn bè của họ.
(Tổng hợp từ www.thelaunchcoach.com/sell-products-online)