Bí quyết viết kế hoạch kinh doanh khiến nhà đầu tư khó từ chối (P2)

Trong phần 1 của bài viết Bí quyết viết kế hoạch kinh doanh khiến nhà đầu tư khó từ chối, chúng ta đã cùng tìm hiểu về phương pháp lập kế hoạch mới, tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu cùng một số yếu tố đầu tiên cần phải viết trong bản kế hoạch đó. Phần 2 này sẽ tiếp tục giới thiệu những yếu tố quan trọng khác giúp bạn thuyết phúc nhà đầu tư cấp vốn cho mình.

6. Kế hoạch tiếp thị và bán hàng

a) Lợi thế cạnh tranh

Điều gì khiến cho doanh nghiệp và sản phẩm của bạn khác biệt so với đối thủ? Đó là giá cả, chất lượng hay dịch vụ?

b) Kế hoạch tiếp thị

Các hoạt động ban đầu và sau đó của bạn sẽ như thế nào? Bạn chi bao nhiêu vào những khoản này? Làm thế nào để có nhiều khách hàng biết đến bạn hơn? Những kế hoạch quảng cáo sẽ mang về cho bạn khoảng bao nhiêu khách hàng?

7. Phân tích SWOT

Đây là phần để bạn phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe dọa đối với doanh nghiệp khi thực hiện kế hoạch kinh doanh này. Cụ thể, hiện tại công ty bạn có lợi thế nhất về mặt nào, mặt nào còn nhiều hạn chế? Thị trường hoặc ngành có gì để bạn tận dụng thành cơ hội? Có yếu tố bên ngoài nào đe dọa khả năng thành công của bạn? Có thể thêm một đoạn nêu những điều cần làm để khắc phục điểm yếu.

8. Hoạt động

a) Hoạt động chung

VD: Giờ mở cửa của cửa hàng là gì? Quá trình để thuyết phục khách hàng mới mua sản phẩm? Làm thế nào với các nhận xét, phản hồi hoặc giới thiệu? Bạn đã có kênh bán hàng nào chưa? Những việc làm trong một ngày của doanh nghiệp bạn?

b) Địa điểm

Nếu mở cửa hàng vật lý, hãy nêu lý do bạn chọn vị trí cho cửa hàng đó. Nếu là kinh doanh online thì tại sao bạn nghĩ phương án đó tốt hơn?

c) Phân bố

Có phải tất cả doanh thu của bạn đều đến từ khách hàng trực tiếp? Hoặc bạn đang bán buôn hay thông qua đối tác liên kết?

d) Các nhà cung cấp

Ai là người cung cấp nguồn hàng, nguyên liệu chính cho doanh nghiệp hoạt đông? Và cách mà bạn chọn họ như thế nào?

9. Quản lý và nhân sự

a) Quản lý tổng quan

Mô tả đội ngũ quản lý chính của bạn và giải thích vai trò từng người trong hoạt động thường ngày.

b) Nhân viên

Tổng số nhân viên bạn cần cho tất cả công việc là bao nhiêu, bao gồm cả bạn? Liệt kê các công việc mà họ làm, chế độ lương, thưởng cụ thể. Nếu có thể hãy tạo một sơ đồ nhân sự.

10. Mục tiêu sau cùng

Bạn có dự định duy trì kế hoạch kinh doanh này mãi mãi không? Hay cuối cùng bạn sẽ bán nó đi, hoặc nhượng quyền chẳng hạn. Nhà đầu tư cần biết họ sẽ lấy lại khoản tiền bỏ ra như thế nào.

11. Dự báo tài chính

a) Giả định

Rất nhiều người bỏ qua phần này, nhưng thực tế nó lại rất quan trọng khi dự báo tài chính. Bạn cần giải thích các giả định về doanh thu, mức tăng trưởng và chi phí ở đây.

b) Dự đoán mục tiêu tài chính

Viết ngắn gọn những mong đợi của bạn về một mức doanh thu muốn đạt được để trang trải tất cả chi phí hoạt động.

c) Lợi nhuận và thiệt hại

Làm nổi bật lợi nhuận ròng dự kiến và giải thích dù nó cao hơn hoặc thấp hơn so với tiêu chuẩn công nghiệp.

d) Dòng tiền

Giải thích các chính sách tín dụng của bạn và đưa ra một kế hoạch cho những việc bạn làm nếu số dư tiền mặt thấp.

e) Cân đối kế toán

Giải thích ngắn gọn các khoản nợ dự kiến với số vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp của bạn, và lý do vì sao bạn chọn cách cân bằng này.

Biết dừng lại đúng lúc

Các nhà đầu tư thật sự không có quá nhiều thời gian để đọc chi tiết bản kế hoạch của họ, vì vậy họ thường xem phần tóm tắt và dự báo tài chính đầu tiên, nếu họ thích họ sẽ chuyển sang phần tiếp theo. Thế nên bạn cần tập trung vào hai phần này, đừng quá dông dài ở những phần khác. Trong hầu hết các mục bạn không cần phải mô tả quá chi tiết, ví dụ như mục Cạnh tranh, chỉ cần liệt kê 3 – 5 đối thủ trực tiếp là đủ.

Với những gợi ý viết kế hoạch kinh doanh này hi vọng khả năng thuyết phục các nhà đầu tư bỏ vốn cho bạn sẽ cao hơn!

Theo Shopify.com

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

Bí quyết viết kế hoạch kinh doanh khiến nhà đầu tư khó từ chối (P1)

Doanh thu vẫn tăng khi dùng quảng cáo miễn phí

Ý tưởng kinh doanh …đồ thờ lãi bạc triệu dịp Tết Nguyên Đán


Chia sẻ bài viết này