Bí quyết viết kế hoạch kinh doanh khiến nhà đầu tư khó từ chối (P1)

Đối với nhiều người 4 từ “kế hoạch kinh doanh” thực sự là một nỗi ám ảnh, đặc biệt khi họ đang cần huy động vốn. Bởi vì một bản kế hoạch hoàn chỉnh có quá nhiều thứ, ngoài việc bám sát mục tiêu chiến lược còn phải hoạch định tất cả các nguồn lực, trong khi mọi chuyện vẫn chỉ dừng ở mức “dự đoán”. Đó là lý do vì sao nhiều người lại trù trừ lập kế hoạch kinh doanh chi tiết mặc dù họ biết điều này hoàn toàn có lợi cho mình.

Tuy vậy, nếu bạn đang muốn khởi nghiệp kinh doanh thì hãy nhớ rằng sẽ không ai muốn cấp vốn cho bạn khi không được đảm bảo về mặt lợi ích cả. Lúc này bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo sẽ giống như tờ giấy cam đoan, giúp bạn thuyết phục các nhà đầu tư bỏ tiền hỗ trợ mình. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số bí quyết viết bản kế hoạch như vậy được biên dịch lại từ website shopify.com. Dĩ nhiên, đó chỉ gợi ý cách viết chứ không bàn chi tiết về cách lập kế hoạch kinh doanh, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thì có thể truy cập TẠI ĐÂY!

Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh mới

Mặc dù không phân tích nhiều vào cách lập kế hoạch nhưng chúng tôi cũng chia sẻ cho bạn một phương pháp tiếp cận mới, đó là tập trung vào tập khách hàng mục tiêu. Sau khi đã tìm được đối tượng mà mình hướng đến bạn sẽ biết phải dùng những hình thức nghiên cứu thị trường nào, kế hoạch tiếp thị ra sao, cách thức hoạt động và các dự báo tài chính. Nó giống như một sợi dây xuyên suốt bản kế hoạch của bạn vậy, bạn sẽ biết mình phải làm gì, làm thế nào để đạt kết quả tốt nhất. Với phương pháp này bạn sẽ thấy rằng:

“Bản kế hoạch kinh doanh giống như một bài toán về cách làm cho khách hàng lý tưởng của mình hạnh phúc!”

Và dưới đây là bản phác thảo chung để bạn viết một bản kế hoạch hoàn chỉnh.

1. Tóm tắt

Đây là phần tổng quan về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của bạn, vì vậy bạn cần tóm tắt những điểm quan trọng nhất để nhà đầu tư hình dung khái quát được điều bạn đang cố chứng minh. Đừng quá dài dòng tại phần này, chỉ cần 1 trang là đủ.

2. Tổng quan kinh doanh

a) Sản phẩm và dịch vụ

Bạn đang bán cái gì và đối tượng mà bạn đang hướng tới sẽ dùng chúng để làm gì?

b) Công ty sở hữu/ Tình trạng pháp lý

Bạn cần phải  trả lời những câu hỏi sau: Ai đang sở hữu công ty của bạn? Tỷ lệ phần trăm cố phần của bạn trong đó là bao nhiêu? Loại hình công ty là gì? Tổng số vốn đầu tư của công ty cho đến nay?

c) Tóm tắt khởi nghiệp

Bạn cần bao nhiêu tiền để khởi động kế hoạch của mình và bạn sẽ chi tiêu số tiền đó như thế nào?

d) Sứ mệnh/ Tầm nhìn

Mục đích của bạn trong kinh doanh là gì? Đây là một phần khá quan trọng khi bạn lên kế hoạch truyền thông và thuyết phục nhà đầu tư.

e) Mục tiêu và mục đích

Bạn cần đề ra mục tiêu, mục đích trong ngắn hạn (1 năm) và dài hạn (3 năm trở lên) của doanh nghiệp mình. Sau đó là những mục tiêu, mục đích nhỏ hơn để thực hiện các mục tiêu, mục đích lớn trên.

3. Thị trường

a) Khách hàng lý tưởng

 Ai là người có nhu cầu lớn nhất về những sản phẩm mà bạn đang kinh doanh? Tiềm năng của những khách hàng đó như thế nào?

b) Kích thước thị trường

Phần này bạn cần đưa ra ước lượng tổng thể về kích thước thị trường mà mình hướng đến là bao nhiêu để có dự tính tiếp thị và chi phí phù hợp.

c) Phân khúc thị trường

Sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ thu hút một vài loại đối tượng khác nhau, vì vậy bạn cần phải mô tả phân đoạn thị trường mà mình chọn.

4. Xu hướng trong ngành

Bạn cần xác định hiện nay xu hướng nào trong ngành mà mình kinh doanh đang “hot” tại địa phương, thậm chí là quốc gia, quốc tế. Đây là bước giúp bạn dự đoán tỉ lệ cạnh tranh, số lượng nhà cung cấp và chi phí biến đổi là bao nhiêu.

5. Cạnh tranh

Hãy liệt kê những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn, đồng thời nhận xét khách quan điểm yếu, điểm mạnh của họ. Bên cạnh đó, bạn có thể ghi thêm vài dòng về lợi ích mà đối thủ đang mang đến cho người tiêu dùng là gì.

(Còn tiếp…)

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

Bí quyết viết kế hoạch kinh doanh khiến nhà đầu tư khó từ chối (P2)

Mách bạn 4 ý tưởng kinh doanh ít vốn 2016?

Doanh thu vẫn tăng khi dùng quảng cáo miễn phí


Chia sẻ bài viết này