Trong phần 1 của bài viết Bí quyết tăng tỉ lệ chuyển đổi trong kinh doanh online nhờ hội thảo trên web, chúng ta đã cùng tìm hiểu những phương pháp cải thiện tỉ lệ người tham dự webinar. Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tham khảo những bí quyết để buổi hội thảo web của bạn thành công hơn nữa.
2. Đừng bỏ qua việc giới thiệu
Sau khi đã tìm ra giải pháp để khuyến khích hầu hết những người đăng ký tham dự ngày hội thảo web thì việc tiếp theo bạn cần làm là sắp xếp lại danh sách thông tin của họ. Bản danh sách này bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, đó có thể là người nhận được email giới thiệu của bạn, hoặc có thể là những người chỉ vô tình biết đến webinar trên mạng mà chưa từng nghe nói đến bạn bao giờ. Tất nhiên, có càng nhiều người đã biết rõ về bạn thì càng tốt, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng hoàn hảo như vậy.
Thế nên việc quan trọng trước khi bắt đầu webinar là quá trình giới thiệu để người tham dự hiểu rằng bạn có chuyên môn về lĩnh vực này, rằng họ có thể hoàn toàn tin tưởng những gì bạn nói.
Việc sắp xếp danh sách người tham dự còn bao gồm cả việc phân cấp mức độ hiểu biết và kinh nghiệp của họ về chủ đề bạn sẽ nói. Đây là cơ sở để bạn lựa chọn cách giới thiệu cho phù hợp. Nhưng dù thế nào thì đoạn giới thiệu đó cũng phải bao gồm 2 phần sau:
Phần 1 – Bạn là ai?
Hầu hết các buổi hội thảo trên web đều bắt đầu với một hoặc hai slide giới thiệu về đơn vị tổ chức và người trình bày.
Nếu là người trình bày, bạn cần cho người khác biết trình độ và cá tính của mình. Trong trường hợp này các bằng cấp, giải thưởng hoặc một thành tích nào đó trong lĩnh vực của bạn đều là những tài liệu hữu ích, nó sẽ làm tăng thêm trọng lượng cho những điều mà bạn phát biểu. Như ví dụ dưới đây, người trình bày đang cố gắng cho khán giả biết anh ta đã từng làm việc tại nhiều công ty nổi tiếng khác nhau.
Hoặc một kiểu giới thiệu hài hước cũng có thể làm tăng hứng thú cho người tham gia, đồng thời tạo cầu nối đầu tiên cho hai bên để bắt đầu giao lưu, như dưới đây chẳng hạn:
Phần 2: Bạn sẽ trình bày những gì?
Sau khi giới thiệu bản thân bạn cần phải đưa ra những nội dung chính của chương trình trong 1 đến 3 slide để người tham dự có được cái nhìn bao quát. Dưới đây là 1 ví dụ:
Tiêu đề của các mục nội dung chính phải bao gồm các cụm từ cung cấp những thông tin và lợi ích mà người xem nhận được (VD: Làm thế nào để tạo chiến dịch tiếp thị để bán được hàng một cách điên rồ!)
Ngoài mục đích giới thiệu nội dung chính thì những slide này còn giúp bạn giữ chân người tham dự lâu hơn khi học biết các phần hấp dẫn ở đằng sau chương trình.
3. Làm thế nào để trình bày một cách truyền cảm?
Có một câu nói khá hay về những người viết như thế này: “Không có chủ đề nhàm chán, chỉ có người viết nhàm chán!”. Và nó cũng đúng đối với người trình bày trong buổi hội thảo web. Nó cũng giống với việc hồi còn đi học bạn thường xuyên ngủ gật khi đến tiết Văn học vì giọng điệu giảng bài đều đều của thầy giáo vậy.
Chính vì vậy mà cách diễn đạt khi trình bày trong buổi hội thảo web rất quan trọng, nội dung hay nhưng bạn không biết cách truyền tải thì người nghe cũng cảm thấy nhàm chán. Còn chưa kể tỉ lệ chuyển đổi phụ thuộc rất nhiều vào phương thức dẫn dắt người nghe của bạn.
Chúng tôi có 3 lời khuyên mà nhiều diễn giả webinar đã từng áp dụng để cải thiện kỹ năng thuyết trình của họ như sau:
Bí quyết 1: Diễn tập trước nhưng không nhất thiết phải chính xác như đóng kịch
Mỗi diễn giả thường có những phong cách khách nhau nhưng thường phổ biến với 2 loại. Đầu tiên là người không bao giờ chuẩn bị trước cho hội thảo, họ nghĩ rằng họ đã quá hiểu chủ đề cần phải nói nên chẳng cần phải chuẩn bị gì cả. Điều này bạn có thể dễ dàng thấy trong chính buổi trình bày của họ, có đôi khi họ phải dừng lại để nghĩ xem mình đang nói đến đâu và sẽ nói gì tiếp theo.
Loại diễn giả thứ hai là một người dẫn chương trình đã chuẩn bị sẵn kịch bản và diễn lại đúng như vậy. Điều này không xấu, nhưng cũng không thực sự tốt, vì nó quá “kịch”, thiếu sự tự nhiên, khó truyền cảm hứng cho người nghe.
Hãy nhớ rằng đây là một cuộc hội thảo trực tuyến trên web, dù không gặp mặt nhưng bạn vẫn cần tương tác với khán giả, vậy nên dù là cách diễn đạt nào trong hai cách trên cũng không thực sự phù hợp. Chúng tôi gợi ý một giải pháp thế này, hãy diễn tập trước nhưng không cần ghi nhớ kịch bản.
Khi bạn thường xuyên thực hành bạn sẽ nhận ra điểm mấu chốt của câu chuyện, hiểu cách dẫn dắt người nghe và không gặp phải tình trạng đột nhiên không biết nói gì. Nhưng đừng thực hành quá nhiều lần dẫn đến dập khuôn, chỉ cần 1 đến 3 lần là được.
Bí quyết 3: Thay đổi ngữ điệu để tạo điểm nhấn
Một trong những nguyên nhân khiến cho người nghe cảm thấy nhàm chán đến… buồn ngủ là do ngữ điệu của diễn giả chỉ đều đều không có điểm nhấn.
Nếu bạn đang trong một cuộc nói chuyện hoặc tranh luận với nhiều người thì điều này không ảnh hưởng lớn lắm, vì sẽ có sự chuyển tiếp giữa mọi người, nhưng ở đây lại là buổi hội thảo và người trình bày chính chỉ có bạn mà thôi. Vì thế thay đổi ngữ điệu bằng cách nhấn mạnh vào các điểm quan trọng, kéo dài đối với các câu hỏi nghi vấn hay thấp giọng khi chia sẻ bí quyết nào đó sẽ khiến cho bài chia sẻ của bạn hấp dẫn hơn.
Bí quyết 3: Đừng vội vã
Có một lỗi phổ biến khi phải trình bày trước nhiều người là quá vội vã, nói quá nhanh. Nguyên nhân có thể là do căng thẳng, muốn tranh thủ thời gian hoặc chỉ đơn giản là thói quen. Nhưng dù thế nào thì bạn cũng vô tình khiến cho người nghe cảm thấy khó hiểu vì chưa kịp “tiêu hóa” kiến thức mà bạn chia sẻ.
Thay vào đó hãy nói chậm, dừng lại một vài nhịp trước khi chuyển sang câu tiếp để người nghe không có cảm giác bị “nhồi nhét”. Ngoài ra, đến phần quan trọng, sau khi nhấn mạnh bạn có thể ngắt vài giây như một tín hiệu để người nghe phải chú ý.
(Còn tiếp…)
Đọc thêm các phần khác:
Bí quyết tăng tỉ lệ chuyển đổi trong kinh doanh online nhờ hội thảo trên web (P1)
Bí quyết tăng tỉ lệ chuyển đổi trong kinh doanh online nhờ hội thảo trên web (P3)