Qua phần 1 của bài viết Bí quyết khởi nghiệp kinh doanh: Phân tích hoà vốn, chắc bạn đã biết khái niệm và tầm quan trọng của bản phân tích hoà vốn khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh rồi đúng không. Tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu công thức và các bước để bắt đầu phân tích hoà vốn ngay bây giờ.
3. Khi nào thì nên phân tích hoà vốn?
Có 1 số trường hợp phổ biến sau mà bạn cần phải phân tích hoà vốn:
Bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp mới
Nếu bạn đang suy nghĩ về việc bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp mới thì đừng quên làm một bản phân tích hoà vốn để đánh giá kế hoạch của mình. Bản phân tích này không chỉ cho bạn biết kế hoạch đó có khả thi hay không mà còn buộc bạn phải làm một cuộc nghiên cứu và khảo sát thực tế về chi phí, đồng thời tìm ra chiến lược giá phù hợp.
Tạo ra sản phẩm mới
Nếu bạn đã có một doanh nghiệp và đang chuẩn bị phát triển dòng sản phẩm mới thì bản phân tích hoà vốn cũng rất cần thiết, đặc biệt là nếu sản phẩm này có thể tốn khoản phí lớn. Bạn sẽ xác định được các khoản phí cố định như tiền thuê văn phòng và phí biến đổi liên quan đến sản phẩm mới, cùng với cách thiết lập giá trước khi bán.
Thêm kênh bán hàng mới
Khi thêm một kênh bán hàng mới chắc chắn chi phí sẽ thay đổi trong khi giá bán lại không thể tăng. Ví dụ bạn đang kinh doanh online nhưng lại muốn mở rộng thêm một cửa hàng vật lý nữa chẳng hạn, bạn nên biết tại điểm nào thì số vốn bạn bỏ ra để thêm kênh bán mới sẽ được thu v. Nếu không, những căng thẳng tài chính có thể khiến cho doanh nghiệp của bạn phải đối diện với nguy cơ.
Thay đổi mô hình kinh doanh
Nếu bạn đang suy nghĩ về việc thay đổi mô hình kinh doanh của bạn, ví dụ, chuyển từ cửa hàng bán lẻ vật lý sang thương mại điện tử, bạn nên phân tích hoà vốn. Các khoản chi phí lúc này có thể sẽ thay đổi khá nhiều và bạn nên tìm ra giá bán mới sao cho phù hợp.
4. Công thức phân tích hoà vốn
Trước khi bắt đầu các bước phân tích hoà vốn hãy chắc rằng bạn đã biết công thích sau đây.
Điểm hoà vốn = Tổng chi phí cố định/ (Giá trung bình – Chi phí biến đổi)
Về cơ bản, bạn cần tìm ra lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm rồi dùng tổng chi phí cố định để chia ra số đơn vị cần phải bán. Như bạn đã biết, doanh số bán hàng của bạn cần phải cao hơn chi phí sản xuất chúng. Lợi nhuận còn được gọi là lợi nhuận đóng góp vì nó đóng góp tiền mặt cho các chi phí cố định.
Để chuẩn bị thực hành các bước phân tích hoà vốn bạn có thể tải một bản sao danh sách do shopify cung cấp trong đường link dưới đây:
https://docs.google.com/spreadsheets/d/1M9xPuHLEwwNLHJMWf1ijiPFcl6dk10B1qh1f6bamSk4/edit#gid=0
5. Các bước phân tích hoà vốn
Bước 1: Thu thập dữ liệu
Bước đầu tiên là bạn phải liệt kê tất cả các chi phí kinh doanh, bao gồm chi phí sản xuất, thuê mướn,… Hãy suy nghĩ thật kỹ và viết lại những khoản phí đó, đừng để sót bất kỳ thứ nào. Việc tiếp theo sau đó là chia chúng thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí cố định
Bao gồm những khoản phí mà dù bạn có sản xuất thêm bao nhiêu sản phẩm cũng không thay đổi, ví dụ như tiền thuê nhà xưởng, thuê bao phần mềm, bảo hiểm, lương nhân viên,…
Để dễ thống kê và tính toán bạn nên tạo một bảng chi phí. Với một vài khoản bạn sẽ phải tính theo từng tháng, trừ khi bạn đang cân nhắc một dự án trong khung thời gian ngắn hơn. Còn những khoản lâu dài như tiền mua máy móc, trang thiết bị thì nên xếp vào mục riêng. Nếu bạn đang phân tích hoà vốn bằng một công cụ có sẵn nó sẽ tự động tính tổng lại cho bạn.
Chi phí biến đổi
Bao gồm các khoản phí dao động dựa trên số lượng sản phẩm mà bạn kinh doanh, ví dụ như tiền mua nguyên vật liệu, tiền hoa hồng,…
Tuy nhiên, cần lưu ý là có một số khoản phí sẽ thuộc về một trong hai loại kể trên tuỳ trường hợp. Ví dụ tiền lương nhân viên, nếu bạn trả theo tháng thì nó là chi phí cố định còn nếu bạn trả theo số lượng sản phẩm họ làm được thì nó là chi phí biến đổi.
Cũng giống như chi phí cố định, hãy tạo một bảng danh sách các sản phẩm và những khoản phí cần tiêu hao cho sản phẩm đó, dĩ nhiên là đừng quên nhân thêm số lượng.
Giá bán trung bình
Cuối cùng, hãy quyết định mức giá bán mà bạn cho là phù hợp. Đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy không chắc chắn với mức giá này, vì sau đó bạn có thể đổi lại. Hãy nhớ, đây là giá cả trung bình, trong trường hợp bạn thực hiện chương trình giảm giá số lương lớn và thời gian dài thì giá trị này sẽ thấp hơn.
Bước 2: Nhập dữ liệu
Tại bước này bạn cần phải nhập dữ liệu vào bảng mẫu đã tải trước đó của shopify.com. Bảng tính này sẽ tự động điền tổng chi phí cố định và biến đổi rồi dựa vào giá bán trung bình để xác định điểm hoà vốn. Hãy nhìn vào dòng trên cùng, tại ô Break-Even Units sẽ là số sản phẩm mà bạn cần phải bán để hoà vốn, như ở bảng dưới đây là 92,5 đơn vị.
Bước 3: Điều chỉnh
Lợi thế của bảng phân tích hoà vốn này là bạn sẽ có được kết quả cuối cùng ngay sau khi tuỳ chỉnh các dữ liệu đã nhập. Ví dụ bạn muốn giảm chi phí cố định xuống một chút hoặc tăng giá bán lên vài đô la thì điểm hoà vốn mới sẽ hiển thị lập tức. Cứ điều chỉnh cho đến khi bạn cảm thấy hợp lý thì thôi.
Lưu ý: Đừng quên bất kỳ khoản chi nào
Sai sót phổ biến nhất khi phân tích hoà vốn là bạn không liệt kê đầy đủ các khoản phí, đặc biệt là chi phí biến đổi liên quan rất nhiều đến việc đưa ra quyết định kinh doanh. Đừng áng chừng số liệu mà hãy đưa ra con số cụ thể, chính xác nhất.
Để không quên khoản phí nào, hãy hình dung toàn bộ quy trình liên quan đến sản phẩm, từ sản xuất đến bán hàng. Ví dụ bạn kinh doanh sản phẩm thuỷ tinh dễ vỡ thì khi vận chuyển sẽ phải có thêm một lớp bọc lót trước khi cho vào hộp, mặc dù không nhiều nhưng nó cũng là một khoản phí. Hay kinh doanh dịch vụ, ngoài chi phí mua nguyên liệu thì bạn cũng cần nhớ đến tiền chi ra để mua giấy ăn cho khách.
(Còn tiếp…)
Đọc thêm bài viết khác tại đây:
Bí quyết khởi nghiệp kinh doanh: Phân tích hoà vốn (P1)
Bí quyết khởi nghiệp kinh doanh: Phân tích hoà vốn (P3)
Ý tưởng kinh doanh quán cà phê Internet độc đáo