Kể chuyện là một kỹ thuật giúp xây dựng quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả. Những câu chuyện thương hiệu của bạn hay sẽ tạo nên tiếng vang lớn đến cộng đồng nói chung và tập khách hàng tiềm năng nói riêng. Đó là lý do vì sao rất nhiều doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ đề dành thời gian để tiếp cận và khai thác để kể chuyện thương hiệu của họ.
Bạn đã biết cách kể chuyện thương hiệu cho shop của mình?
Kể chuyện và tiếp thị luôn đi song song cùng nhau, chỉ cần bạn suy nghĩ về nó thì cho dù bạn đang làm một infographic hay một bản quảng cáo Facebook hoặc viết nội dụng hướng dẫn trực tuyến miễn phí, trước tiên bạn cần phải nắm bắt sự chú ý của độc giả. Hằng ngày, người dùng có quá nhiều thứ trước mắt, chắc hẳn bạn cũng không muốn thương hiệu của mình bị chôn vùi dưới các thông điệp quảng cáo spam. Làm thế nào để bạn có thể làm thương hiệu của mình trở nên nổi bật? Hãy kể chuyện và thuyết phục.
Kể chuyện thương hiệu là:
– Lý do tại sao doanh nghiệp của bạn lại hình thành và phát triển được như ngày hôm nay
– Điều gì thúc đẩy đội nhóm cuẩ bạn thức dậy và đi làm hằng ngày
– Làm thế nào để có được sản phẩm của bạn (ý tưởng, thành phẩm)
– Giá trị của khách hàng khi sử dụng thương hiệu của bạn và tại sao
– Một quan điểm minh bạch của những người đứng sau doanh nghiệp
– Một công cụ xây dựng thương hiệu, mối quan hệ
– Những điều tinh tế mà bạn nhận ra
– Sự hiện diện web của bạn có gì đặc biệt, đáng nhấn mạnh
– Chỉ dẫn hữu ích dành cho khách hàng tiềm năng
Trái ngược với hầu hết các ý kiến, thương hiệu không phải là câu chuyện kể về công ty của bạn. Nó hướng đến khách hàng của bạn và những giá trị mà họ nhận được khi sử dụng, ủng hộ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Vì thế, hãy suy nghĩ về doanh nghiệp của bạn như một nhân viên hỗ trợ thay vì là nhân vật chính.
Bạn đang suy nghĩ là có nên thuê một chuyên gia tư vấn hay lặp lại phong cách kể chuyện của một công ty truyền thông nào đó…. Đừng nghĩ quá nhiều về vấn đề này. Kể chuyện thương hiệu nên là một điều mà chúng ra làm một cách tự nhiên nhất. Có khi, bạn sẽ không nhận ra rằng bạn đang làm điều đó cũng nên.
Vấn đề ở đây là nội dung trực tuyến khá khó viết, hơn nữa, câu chuyện dễ bị “ăn cắp” bản quyền. Đôi lúc bạn cảm thấy bị bó bách về ý tưởng? Vậy tại sao không để cho chính khách hàng của bạn kể câu chuyện thương hiệu cho bạn?
Bạn đã biết cách kể chuyện thương hiệu cho shop của mình?
Đó là những gì Clarity – một công ty cung cấp những lời khuyên và các chuyên gia để kết nối và chia sẻ kinh nghiệp kinh doanh, đã làm. Công ty này đã tung ra hàng loạt các câu chuyện từ những khách hàng thực tế. Nếu như một người đang tự hỏi làm thế nào để Clarity có thể giúp phát triển doanh nghiệp của bạn họ sẽ lấy bài học từ những người lãnh đạo, nổi tiếng thực sự đã sử dụng nó.
Cũng có khá nhiều doanh nghiệp đã tạo nên hàng loạt các video thành công của khách hàng trên trang web, youtube hay trên các trang mạng xã hội. Kể chuyện thương hiệu không chỉ là những gì bạn viết trên trang web để khách hàng biết đến mà đó còn là các bài viết blog của bạn, đó là khi bạn giao tiếp trong tin nhắn…
Cũng giống như Kinh Doanh Việt, Kinh Doanh Việt hướng đến những giá trị của khách hàng và đã kể chuyện thương hiệu của mình theo cách nói về khách hàng và để khách hàng cảm nhận, đưa ra đánh giá thông qua hàng loạt bài Câu chuyện thành công từ khách hàng đã từng sử dụng Kinh Doanh Việt.
Câu chuyện thương hiệu của bạn là những giá trị được truyền đi trên những phương tiện khác nhau. Và dưới đây là những gì bạn cần phải làm:
Quên marketing đi
Điều này nghe có vẻ không hợp lý nhưng đó thực sự là chìa khóa để tiếp thị thành công. Bạn hãy ngừng suy nghĩ như một nhà tiếp thị, ngừng cố gắng để bán sản phẩm của bạn và thay vào đó, tập trung vào việc phát triển những thứ mà độc giả đang quan tâm, khách hàng đang hứng thú. Điều đó có nghĩa là câu chuyện của bạn cần có sức thuyết phục, có cảm xúc và sức hấp dẫn.
Thử chia sẻ nhiều hơn những gì bạn đang làm, chia sẻ điểm mạnh, điểm yếu và làm thế nào bạn có được như ngày hôm nay đồng thời hãy tìm kiếm lời chứng thực của khách hàng và nghiên cứu từng trường hợp.
-
Hãy để khách hàng tự kể chuyện
Tính xác thực là rất quan trọng. Nếu bạn chỉ nói về mình một cách quá nghiêm nghị, chính thức hoặc bảo thủ, bạn sẽ không có được niềm tin với khách hàng của mình bởi họ không thể cảm nhận được sự trung thực.
Bạn đã biết cách kể chuyện thương hiệu cho shop của mình?
Bạn đừng quá chỉn chu khi sử dụng ngữ pháp, câu cú hoàn hảo cũng đừng quá lo lắng về các dấu phẩy đặt sai chỗ mà tập trung phát triển những gì bạn có thể viết và bạn muốn nói, một cách ngắn gọn, đừng lan man và phải dễ hiểu. Cố gắng hãy để khách hàng của bạn tham gia vào quá trình này bằng cách phỏng vấn hay nghiên cứu các trường hợp của khách hàng. Hãy để chính khách hàng là người xác định thông điệp thương hiệu của bạn. Điều đó sẽ tạo nên sự xác thực và niềm tin trong cộng đồng hơn là việc tự bạn nói về thương hiệu của mình.
Cuối cùng, bạn cần thống nhất câu chuyện thương hiệu từ nội dung đến hình ảnh khi có mặt trên mọi phương tiện truyền thông ví dụ như blog, website, trung tâm trợ giúp khách hàng với các thể loại khác nhau (văn bản, video, infographic,…) để có cơ hội PR trên các kênh truyền thông lớn.
Câu chuyện thương hiệu có thể mang đến cho thương hiệu của bạn một tiếng nói mạnh mẽ, bất kể bạn đang điều hành một tổ chức doanh nghiệp, một cửa hàng, shop online hoặc đang khởi nghiệp. Ngay từ bây giờ hãy chú trọng đến việc kể chuyện thương hiệu và nghiên cứu, tổng hợp những gì khách hàng đang nói về bạn.
Xem tiếp: Làm thế nào để cạnh tranh với các thương hiệu lớn?
Theo Quicksprout