8 việc làm của sếp khiến nhân viên nghỉ việc (P1)

Các nhà quản lý có xu hướng đổ lỗi cho mọi thứ khi nhắc đến vấn đề doanh thu mà bỏ qua các điểm then chốt của vấn đề: Nhân viên không rời bỏ công việc mà họ rời khỏi các nhà quản lý. Điều đáng buồn là tất cả những điều này đã có thể dễ dàng tránh được, chỉ cần các nhà quản lý thay đổi cách nhìn nhận vấn đề và cố gắng nỗ lực hơn nữa là được. Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu 8 điều tồi tệ nhất mà các sếp làm khiến cho nhân viên nghỉ việc.

Hơn một nửa số nhân viên bỏ việc vì mối quan hệ với sếp rạn nứt 

1. Bắt nhân viên làm việc quá sức

Không có gì “đốt cháy” nhân viên giỏi nhanh hơn việc bắt họ làm quá sức. Việc làm này giống như một cái bẫy mà các nhà quản lý thường phạm phải khi muốn nâng cao hiệu suất công việc. Nhưng họ lại không biết, làm việc quá nhiều sẽ khiến nhân viên mệt mỏi và cảm thấy công việc như một gánh nặng hay một sự trừng phạt nào đó cho tội lỗi không thể đạt hiệu quả mong đợi vậy. Đôi khi, áp đặt quá mức sẽ phản tác dụng nếu bạn không biết nghĩ đến cảm nhận của nhân viên.

Một nghiên cứ mới nhất từ trường Đại học Stanford cho thấy, năng suất của nhân viên giảm mạnh khi tuần làm việc vượt quá 50 giờ, và năng suất giảm đi rất nhiều sau 55 giờ nếu như họ không nhận được thêm bất kỳ đãi ngộ nào.

Nếu bạn muốn nhân viên của mình làm nhiều việc hơn, thì trước tiên hãy giúp họ cải thiện tâm trạng đã. Nhân viên viên giỏi thường đảm nhận khối việc công việc khá lớn, nên họ sẽ không cố gắng nếu cảm thấy chính những gì mà họ phải làm đang phá hỏng cảm xúc của mình. Tăng lương, thăng chức hay thay đổi cách làm việc là những thứ bạn nên cấp cho nhân viên trước khi bắt họ làm thêm việc. Còn nếu không, chắc chắn họ sẽ xin nghỉ việc để chuyển sang công ty khác có đãi ngộ tốt hơn.

2. Không ghi nhận và trao thưởng cho những đóng góp xuất sắc

Bất kỳ ai cũng có muốn được người khác công nhận khả năng của mình, đặc biệt là khi họ đã cố gắng rất nhiều để đóng góp cho tập thể. Đừng nghĩ rằng chỉ vài lời khen sáo rỗng hay một cái vỗ vai động viên đã thoả mãn được họ, họ muốn công lao của mình được ghi nhận và giới thiệu cho mọi người. Động lực làm việc của nhân viên sẽ biến mất nếu sếp coi đóng góp của họ là điều đương nhiên, khi đó họ chỉ là để chống đối mà thôi.

3. Không quan tâm đến nhân viên

Khi được hỏi lý do nghỉ việc, hơn một nửa số nhân viên nói rằng do mối quan hệ giữa họ với ông chủ ngày càng tồi tệ đi. Đây là một thực trạng khá phổ biến ở các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, sự rạn nứt này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là vì sếp không quan tâm tâm đến cấp dưới.

Với nhiều nhà quản lý, sự quan tâm này gần như là điều dư thừa, vì với họ đã đi làm chỉ cần nhìn vào hiệu quả công việc là đủ, mọi người hợp tác với nhau và cùng cố gắng đạt mục tiêu, mọi vấn đề bên ngoài cần phải gạt bỏ. Suy nghĩ này thật sự rất sai lầm, vì dù ở môi trường nào thì mối quan hệ giữa người với người vẫn phải xây dựng trên nền tảng tình cảm và sự chia sẻ mới bền vững, nếu không thì đó chỉ là sự lợi dụng lẫn nhau mà thôi. Chưa kể, nếu không quan tâm thì không có thấu hiểu, mà những người không hiểu nhau thì không thể làm việc chung với nhau được.

Việc nhân viên rời bỏ vì sếp thiếu quan tâm đến mình không phải chỉ vì họ cần vài lời chia sẻ, động viên, mà thứ họ cần là cảm giác được coi trọng, cảm giác đoàn kết và thống nhất trong tập thể. Đừng nghĩ rằng nhân viên đang làm-việc-cho-mình, mà hãy nghĩ rằng họ đang làm-việc-cùng-mình!

4. Không giữ đúng cam kết

Sếp là lãnh đạo, mà lãnh đạo không chỉ được xây dựng trên quyền lực mà phải dựa vào uy tín, chỉ khi mọi nhân viên đều tin tưởng và nghe theo thì sếp mới thật sự trở thành người dẫn đầu của họ. Cũng vì vậy mà không giữ đúng cam kết trở thành điều tối kị trong quá trình quản lý của các vị lãnh đạo. Hứa sẽ tăng lương trong kì tới? Không có! Hứa sẽ đào tạo đầy đủ nghiệp vụ? Không có! Hứa sẽ cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết? Cũng không có! Thử hỏi gặp phải một vị sếp nói được nhưng không làm được có ai muốn gắn bó lâu dài hay không?

Lời cam kết là minh chứng cho sự tin tưởng giữa hai bên, khi nhân viên đã thực hiện đúng chức trách của mình thì các sếp cũng phải giữ lời hứa!

(Còn tiếp…)

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

8 việc làm của sếp khiến nhân viên nghỉ việc (P2)

Bí quyết đào tạo nhân viên bán hàng siêu đẳng (P1)

Bí quyết đào tạo nhân viên bán hàng siêu đẳng (P2)


Chia sẻ bài viết này