Tôi từng nghe nhiều người định nghĩa về nghề quản trị, họ nói đó là loại nghề nghiệp sang chảnh, được làm ông chủ chỉ tay năm ngón sai bảo người khác. Người ta mường tượng ra đủ viễn cảnh của nghề này, rồi ao ước rồi ganh tị. Lúc đó tôi chỉ cười nhạt, nếu mọi việc cứ đơn giản như họ nói thì thật tốt biết mấy. Làm người quản trị chỉ tay năm ngón cũng phải biết ngón này chỉ vào đâu, ngón kia hướng về nơi nào để mọi việc được sắp xếp đúng quy trình, diễn ra trôi chảy và đạt kết quả tốt nhất. Làm người quản trị bạn không chỉ cần chuyên môn mà còn cần con mắt nhìn người, cách đối nhân xử thế để thu phục lòng người. Chẳng có nghề nào dễ dàng cả, trong bài viết này sẽ cho bạn thấy 8 sai lầm trong quản trị mà nếu mắc phải bạn sẽ dễ dàng thất bại.
1. Là người đưa ra mọi quyết định một mình
Đồng ý với quan điểm người quản trị là người dẫn đầu, người có quyền lớn nhất trong tập thể, nhưng không phải kẻ độc tài. Thứ nhất, bạn cũng chỉ có một, là duy nhất, mà công việc trong tập thể là vô vàn, từ việc vạch ra chiến lược đến thực hiện từng bước nhỏ, bạn sẽ không có đủ tinh lực để lo hết mọi việc được. Nhà quản trị cần phải biết nhiều thứ nhưng không có nghĩa đều giỏi tất cả, hãy nhớ điều này. Thứ hai, cách quản lý độc đoán chuyên quyền đã không còn phù hợp với thời đại này nữa rồi, nằm trong tập thể thì bạn là một phần của nó, bạn có nhiệm vụ dẫn dắt nó tiến về phía trước chứ không phải dẫm đạp lên nó. Các quyết định cần phải được xây dựng từ ý kiến của mọi người, thống nhất mọi quan điểm.
Đừng ôm đồm quá nhiều việc vào mình, bạn không thể làm tốt được nếu bị phân tâm, ngược lại còn khiến mọi người cảm thấy như mình đang bị cai trị hơn là được dẫn dắt. Nhưng cũng đừng biến mình thành kẻ ba phải, bạn cần có chính kiến, và việc của bạn là đưa ra thảo luận với mọi người để hoàn thiện ý kiến đó.
2. Là người “tinh thông vạn sự”
Trong phần trên tôi đã nói người quản trị là phải biết nhiều chứ không hề nói làm quản trị cái gì cũng phải biết. Bạn chỉ cần hiểu rõ những gì mình cần phải làm là đủ rồi, mọi thứ khác người có chuyên môn sẽ lo. Đừng nghĩ những thứ đó đơn giản nhé, làm sao để vạch ra chiến lược, làm sao để phân tích kế hoạch, làm sao để sắp xếp mọi người vào quy trình chuẩn, làm sao để hiệu quả công việc tăng lên,…Hàng vạn câu hỏi sẽ luôn xoay quanh đầu bạn, khiến bạn nhiều khi phát điên vì mấy suy nghĩ ấy, nhưng lại không thể buông bỏ.
Bạn không nhất thiết phải biết mọi thứ nhưng bạn cần phải biết cách tìm kiếm và quản trị những người biết rõ các thứ đó.
3. Sai lầm trong quản trị khi không cho nhân viên không gian sáng tạo
Ý thức được trách nhiệm của bản thân nên bạn luôn cố gắng để mọi thứ tốt nhất có thể, rồi bạn cũng muốn nhân viên của mình hoạt động hết công suất, và vô tình bạn giám sát họ từng li từng tí, dõi theo mọi thứ họ làm, chỉ cần sai sót là ngay lập tức yêu cầu sửa đổi. Như vậy bạn đang biến mình thành một kẻ giám sát thay vì một người quản trị rồi đấy.
Hãy để cho nhân viên có không gian sáng tạo, vì mọi thứ lúc đầu cũng chỉ là kế hoạch trên giấy, đôi khi trong quá trình thực hiện mới nảy sinh ra ý tưởng độc đáo nào đó. Mà việc bạn cứ theo sát nhân viên như thấy khiến họ cảm thấy gò bó, chỉ cố làm cho xong việc thôi. Đừng tự mình làm mệt mình, thả lỏng tâm trí và để mọi việc diễn ra tự nhiên như trong kế hoạch.
4. Tư tưởng “mọi thứ đều là của mình”
Nhiều người rất buồn cười thế này, họ nghĩ mình là người lãnh đạo, mình đã điều khiển cả một tập thể để đạt được kết quả như ngày hôm nay, vậy tất cả sẽ là của mình, không có mình thì làm gì có được những thứ đó. Nếu là anh bạn quản trị trẻ tuổi của chúng ta thì sao, có suy nghĩ giống mấy người đó không? Nếu có thì hãy đặt ngược lại câu hỏi thế này nhé: không có tập thể thì mình lãnh đạo ai, không có những người làm việc này việc kia thì thành quả tự nhiên rơi xuống không?
Bạn là người dẫn đầu không có nghĩa bạn là tất cả và có được tất cả, công sức mọi người bỏ ra nên thành quả là mọi người cùng hưởng.
(còn tiếp…)
8 sai lầm trong quản trị mà bạn phải biết (P2)
Những điều cần chú ý khi kinh doanh siêu thị
Ý tưởng kinh doanh bao cao su, tại sao không?