8 câu nói thông dụng bạn nên “tránh xa” khi thuyết trình

Thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng mà bất kỳ một nhà lãnh đạo nào cũng cần phải nắm rõ. Đây không phải là vấn đề “thiên bẩm” và sự tự tin đôi khi không thể giúp bạn có một buổi thuyết trình thành công, nó cần phải được rèn luyện hàng ngày. Dưới đây là 10 câu nói bạn cần tránh khi đang diễn thuyết.

 

8 câu nói thông dụng bạn nên “tránh xa” khi thuyết trình

“Tôi đang vô cùng mệt mỏi”

Khi bạn thuyết trình, có hàng trăm thậm chí hàng nghìn khán giả theo dõi, vì vậy việc bắt đầu với lời phàn nàn, bào chữa “Họ mới chỉ mời tôi ngày hôm qua” hay “tôi thực sự mệt mỏi sau một chuyến bay dài” hoặc bất kỳ lý do nào khác là dấu hiệu của một buổi thuyết trình thất bại.

 

Khán giả đến với hội thảo chỉ để nghe những thông tin thú vị, thực sự hữu ích, hơn là những câu nói trống rỗng, vô nghĩa. Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi và thực sự không tâm huyết với buổi thuyết trình lần này, tốt nhất hãy dời sang một ngày đẹp trời khác.

“Bạn có nghe thấy tôi nó không?”

Đây là cách rất nhiều người bắt đầu bài nói của mình. Họ đập vào Micro 3 lần và hét to “các bạn có nghe thấy tôi nói gì không?”. Tất nhiên khán giả có thể nghe thấy rất rõ nhưng chẳng ai trong số họ muốn dơ tay.

Hãy nhớ rằng, kiểm tra âm thanh không phải trách nhiệm của bạn, có người phụ trách riêng cho việc này (thậm chí nếu không có, hãy kiểm tra mọi thứ trước khi bắt đầu). Nếu Micro không hoạt động khi buổi thuyết trình diễn ra, hãy thư giãn, thả lỏng, bình tĩnh đi ra phía rìa sân khấu và yêu cầu bộ phận âm thanh giúp bạn.

“Tôi không thể thấy bạn vì đèn quá sáng”

Khi bạn đứng trên sâu khấu tràn ngập ánh sáng, ánh đèn và sức nóng có thể khiến bạn khó khăn trong việc quan sát khán giả. Hãy nhìn chăm chăm vào khoảng tối phía trước, nở nụ cười giống như kiểu bạn thực sự nhìn thấy rõ từng người. Đây là cách mà những nhà thuyết trình xuất sắc luôn làm, dù không nhìn rõ bất kỳ ai nhưng thông qua hành động đó, họ vẫn khiến khán giả tập trung.

 

Thậm chí bạn có thể đi bộ về phía khán giả để nhìn rõ họ hơn. Tốt nhất không nên dùng tay che mặt hoặc cố nheo mắt, đồng thời lịch sự nhờ bộ phận kỹ thuật điều chỉnh ánh sáng phù hợp. Tốt hơn hết trước buổi thuyết trình, bạn hãy quan sát hệ thống chiếu sáng và yêu cầu điều chỉnh trước khi bắt đầu.

“Bạn có nhìn thấy rõ chữ trên slide?”

Nguyên tắc cơ bản trong việc điều chỉnh kích cỡ chữ là: kích cỡ chữ thường gấp đôi độ tuổi trung bình khán giả. Ví dụ, nếu độ tuổi trung bình của người nghe là 40 thì kích cỡ chữ là 80. Tất nhiên bạn có thể không áp dụng quy tắc này nhưng hãy đảm bảo chú ý đến vấn đề, tránh làm ảnh hưởng đến buổi thuyết trình.

“Hãy để tôi đọc to điều này cho bạn”

Đây là điều nên tránh nhất trong bài thuyết trình, không ai muốn dành thời gian nghe người khác đọc lại mọi thứ trên slide. Cách tốt nhất để khán giả chú ý là để văn bản đó dưới dạng slide show. Khán giả sẽ chú ý đến bản slide của bạn khi trên đó có càng ít chữ càng tốt. Khi bản slide của bạn gây được sự chú ý thì họ sẽ lắng nghe bạn. Điểm mấu chốt của vấn đề đó là chỉ sử dụng tiêu đề ngắn trên các bài thuyết trình của mình và ghi nhớ các văn bản mà bạn muốn đọc to. Nếu có vấn đề gì đó cần phải suy ngẫm, hãy dành một khoảng thời gian ngắn để khán giả tự đọc nó.

“Hãy tắt điện thoại/laptop/tablet

Đã có một khoảng thời gian bạn có thể yêu cầu mọi người tất cả thiết bị của họ nhưng bây giờ không còn nữa. Khán giả chẳng ai muốn làm theo yêu cầu của bạn cả. Vì vậy hãy lịch sự yêu cầu các đối tượng để chiếc điện thoại ở chế độ im lặng. Nếu bài thuyết trình hấp dẫn, bạn sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người và đồng thời khán giả có thể up status lên facebook.

“Tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn ngay lập tức”

Tất nhiên việc trả lời câu hỏi không sai khi khán giả có thắc mắc nhưng bạn nên biết nên làm gì trước. Thường thì câu hỏi của khán giả khá rõ ràng với bạn nhưng với đa phần người khác thì không. Vì vậy hãy nói “Tôi sẽ lặp lại câu hỏi đó trước để mọi người nghe thấy nó” và sau đó trả lời nó. Thêm vào đó khi tạo một thói quen lặp đi lặp lại câu hỏi, nó mang cho bạn thêm một chút thời gian để nghĩ về một câu trả lời tuyệt vời.

“Tôi sẽ cố gắng nói ngắn gọn”

Đây là một lời hứa ít ai thực hiện được nhưng rất nhiều bài thuyết trình bắt đầu theo cách đó. Các khán giả thực sự không quan tâm đến việc dài hay ngắn, cái mà họ cần là nó có “gãi đúng chỗ ngứa” của họ hay không thôi. Họ dành thời gian để lắng nghe bạn, vậy bạn phải làm sao cho họ có cảm hứng. Hãy nói với họ “Bản trình bày của tôi có thể góp phần thay đổi cuộc sống của bạn” hay “Bài trình bày này dự kiến sẽ diễn ra trong 30 phút, nhưng tôi sẽ làm điều đó trong 25 phút để bạn có thể đi ra ngoài và có một ly cà phê sớm hơn dự kiến”. Sau đó, tất cả những việc mà bạn phải làm là giữ đúng lời hứa đó.


Chia sẻ bài viết này