7 tuyệt chiêu khích lệ tinh thần nhân viên (P1)

Công việc giống như cuộc sống, không phải lúc nào cũng là một đường thẳng trải đầy niềm vui, sẽ có lúc bạn thấy chán nản, thấy bế tắc và muốn buông xuôi. Nhân viên của bạn cũng thế, họ cũng bị chi phối bởi cảm xúc và ngoại cảnh làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc. Những lúc này thay vì vạch lỗi rồi trách mắng thì chính bạn – một lãnh đạo giỏi – phải biết cách khích lệ tinh thần nhân viên của mình. Nhưng khích lệ bằng cách nào, không phải cứ nói suông là được, cứ đưa vật chất  là đủ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 7 tuyệt chiêu khích lệ tinh thần nhân viên dưới đây để thấy rõ điều đó.

1. Cho nhân viên biết họ đang làm một việc ý nghĩa

Thông thường mỗi nhân viên chỉ đảm nhận một công việc nào đó trong cả hệ thống, cũng vì thế mà họ không có cái nhìn toàn diện về quy trình của doanh nghiệp dẫn đến không hiểu hoặc hiểu sai ý nghĩa công việc. Lúc này bạn nên có một buổi chia sẻ cho nhân viên của mình để họ biết mình đang làm một việc đem lại lợi ích cho xã hội.

 

Cần nhớ đây chỉ là buổi chia sẻ thân mật, không phải buổi thuyết trình hay cải biên suy nghĩ cho nhân viên nên bạn đừng đưa những thứ quá vĩ mô, dùng lời lẽ quá khoa trương để nói. Hãy cho nhân viên của bạn hiểu việc họ làm mỗi ngày là một mắt xích đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quy trình, nhờ có họ mà doanh nghiệp đã mang đến cho khách hàng một giải pháp hữu ích. Ví dụ như nhân viên phát triển sản phẩm Phần mềm quản lý bán hàng, bạn cần làm họ hiểu nhờ có họ mà sản phẩm của bạn mới thật sự hoàn thiện, mới liên tục được bổ sung những tính năng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng để từ đó khiến việc quản lý cửa hàng của khách thuận lợi hơn, dễ dàng mở rộng kinh doanh.

 

Khi nhân viên đã hiểu được tầm quan trọng của mình thì họ sẽ có thêm động lực để làm việc, thậm chí là càng cố gắng làm tốt hơn nữa, có thể nói đây là phương pháp khích lệ tinh thần nhân viên hiệu quả cao và lâu dài nhất.

2. Luôn luôn lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ

Khích lệ tinh thần nhân viên không phải lời nói suông, đôi ba câu “Cố gắng nhé!”, “Mạnh mẽ lên” là được, mà bạn phải thật sự thấu hiểu vấn đề của nhân viên, lắng nghe họ và chia sẻ cùng họ. Vì bạn và nhân viên đang đứng trên cùng một con thuyền, cùng tiến cùng lùi, bạn phải coi họ như đồng nghiệp, như bạn bè, như người trong nhà, như vậy mới tạo ra sự kết nối giữa cấp trên và cấp dưới.

 

Việc bạn lắng nghe và chia sẻ không phải để cho vui, cho có, mà để tìm hiểu rắc rối thực sự của nhân viên rồi tìm cách khích lệ, hướng dẫn họ giải quyết, thậm chí là giúp đỡ họ. Khi cảm thấy sếp vẫn luôn ở bên cạnh dẫn dắt họ, nhân viên sẽ có thêm động lực để cố gắng, vì họ biết mình đang tồn tại trong tập thể, mình không bị bỏ rơi.

3. Thường xuyên đánh giá công việc và động viên

Một trong những lý do khiến nhân viên xuống tinh thần là vì họ cảm thấy không có ai quan tâm đến sự cố gắng trong công việc của họ, dù họ có làm tốt cũng không được khen, làm không tốt cũng chẳng ai động viên. Điều này còn cho thấy sự tắc trách, lơ là trong khâu quản lý của bạn.

 

Vậy thì hãy chỉnh đốn lại ngay cách quản lý nhân viên của mình, bạn cần thường xuyên theo dõi hiệu quả công việc mà họ đã làm, xem tiến độ hoàn thành thế nào, có đạt được mục tiêu hay không hay đã vượt mức ra sao. Những việc làm này nên theo định kỳ có báo trước để nhân viên cố gắng hoàn thành. Sau khi đã tổng hợp bạn hãy đưa bảng đánh giá với những phân tích chi tiết cho nhân viên, rồi hỏi ý kiến của họ. Nhờ việc quản lý sát sao này nhân viên sẽ luôn trong trạng thái cố gắng hết sức để nhận được những đánh giá tích cực của bạn, và dĩ nhiên, khi họ hoàn thành xuất sắc sẽ được khen thưởng.

(Còn tiếp…)

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

Để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi – Bạn cần gì?

7 bí quyết giúp nhân viên kinh doanh bán hàng hiệu quả

7 tuyệt chiêu khích lệ tinh thần nhân viên (P2)

Tùng MKT


Chia sẻ bài viết này