7 lời khuyên khi đặt tên (hoặc đổi tên) cho công ty của bạn

Khi Mike Trigg gia nhập một công ty trước đây có tên là YouSendIt với vai trò Giám đốc tiếp thị (Chief Marketing Officer – CMO) hồi năm 2012, ông đã gặp phải một thách thức tiếp thị lớn: duy trì cái tên cũ đã không còn phù hợp hay đổi tên và gạt sang một bên 9 năm vốn bỏ ra để làm thương hiệu. Ông và các đồng nghiệp đã lựa chọn đổi tên. Họ đã thực hiện bước nhảy vọt và trở thành Hightail.

Thông thường thì các doanh nhân – đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ – xử lý tên gọi của doanh nghiệp sau cùng, chỉ đơn giản là một cái gì đó mang tính mô tả, khác thường hoặc chỉ sử dụng tên một sản phẩm chứ không phải là thương hiệu thực sự.

Việc có được cái tên phù hợp cho doanh nghiệp của bạn là cực kỳ quan trọng, nếu bạn không muốn phải trải qua những tổn thất không thể tránh khỏi khi đổi tên. Sau đây là bảy lời khuyên để đặt tên (hoặc nếu cần thiết là đổi tên) cho doanh nghiệp của bạn.

1. Bắt đầu với cam kết thương hiệu

Điều quan trọng là biết được thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì trước khi lựa chọn tên. Cam kết thương hiệu không phải là những gì sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn làm được, đó là kết nối tinh thần sâu sắc cần có với khách hàng của bạn. Đó là cách mà thương hiệu của bạn nên làm cho khách hàng cảm nhận được.

Lần thay đổi hình ảnh thương hiệu gần đây của Airbnb cho thấy công ty này đã thực sự hiểu được cam kết thương hiệu của họ với khách hàng. Khái niệm trung tâm “thuộc về” đã tạo ra sức hấp dẫn tinh thần thật sự của công ty. Airbnb là không chỉ là chỗ trú ngụ giá rẻ mà còn là nơi khiến bạn cảm thấy như đang ở nhà với những người sẽ trở thành bạn bè của bạn. Họ không thay đổi tên nhưng lại thay đổi toàn bộ hình ảnh thương hiệu của họ để nói lên ý nghĩa và cam kết thương hiệu này.

2. Hãy gợi nhiều liên tưởng chứ đừng chỉ mô tả

Những cái tên mang tính mô tả như YouSendIt cũng tốt, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu. Mặc dù cái tên mang tính mô tả có thể giúp sản phẩm của bạn được nhận diện trong tiếp thị tìm kiếm, nhưng xét cho cùng thì một cái tên như vậy sẽ có thể hạn chế doanh nghiệp của bạn.

Nếu bạn có tham vọng bành trướng trên toàn thế giới, hãy làm theo mô hình của Apple. Trong thế giới mà IBM và Microsoft đã chiếm ưu thế, cái tên trừu tượng của Apple cho phép họ đi từ máy tính đến máy nghe nhạc và điện thoại mà không làm người tiêu dùng ngần ngại. Họ có một thương hiệu rộng mở. Tuy nhiên, Apple không chỉ là một cái tên ngẫu nhiên được lấy trong cuốn từ điển. Nó còn gợi lên biểu tượng quan trọng về sự phát triển của con người. Đó là quả của cây trí tuệ trong Kinh Thánh và là thứ đã rơi xuống đầu Isaac Newton, truyền cảm hứng cho lý thuyết về lực hấp dẫn. Và nó có ý nghĩa cá nhân đối với Steve Jobs về những ngày ông sống ở trang trại trồng táo.

>> Có thể bạn chưa đọc:

Giải pháp hoàn hảo khi lựa chọn thiết kế website vnmaster.net

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

 Bảng giá website  

3. Sử dụng từ ngữ thực tế

Khi đối mặt với khó khăn trong việc bảo mật URL và thương hiệu, bạn có thể dễ dàng thay đổi hoặc đọc sai một từ. Lời khuyên là bạn không làm điều đó. Bạn chỉ đang tạo ra những điều khó khăn hơn cho khách hàng tiềm năng của bạn khi phát âm, đánh vần và ghi nhớ nó. Nói chung, mọi người thích sự quen thuộc. Bằng cách dùng những từ ngữ quen thuộc và áp dụng chúng theo những cách độc đáo, bạn sẽ tạo nên sự khác biệt.

4. Xem xét bối cảnh

Tên của công ty cũng giống như tên của trẻ con. Khi nó vẫn còn trong bụng mẹ, bạn nói với mọi người một cái tên mà bạn đang cân nhắc và họ có thể phản ứng theo bản năng dựa trên kinh nghiệm của mình: “Tôi đã có một bà sếp đáng sợ tên là Angel”. Nhưng thêm vào bối cảnh một hình hài nhỏ bé, đáng yêu thì sẽ là: “Ồ, bé con thực sự trông giống như một thiên thần” (angel trong tiếng Anh có nghĩa là thiên thần).

Tương tự với tên công ty của bạn. Ngay cả khi bạn đang ở giai đoạn trình bày các lựa chọn cho những người khác quyết định, đừng chỉ đưa ra mỗi cái tên, hãy đặt nó trong bối cảnh. Thiết kế một logo (không nhất thiết phải là logo bạn sẽ thực sự sử dụng), đưa nó lên trên một trang web hoặc giấy phép kinh doanh. Việc nhìn thấy tên trong bối cảnh giúp mọi người dễ dàng hình dung hơn.

Square (công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động) là một ví dụ tuyệt vời cho điều này. Nếu chỉ đứng riêng một mình, từ này hầu như không cho thấy tư tưởng cải tiến nào cả. Nhưng trong bối cảnh của một tiện ích đẹp đẽ hình vuông (square trong tiếng Anh có nghĩa là hình vuông) đã thay đổi cách các doanh nghiệp nhỏ chấp nhận thanh toán, nó thật hoàn hảo.

5. Không cần phải quá dân chủ

Lựa chọn tên không phải là một quá trình dân chủ. Không có quy tắc cứng nhắc nào cho sự thành công, những cái tên sẽ luôn mang tính chủ quan. Việc nhận được sự đồng thuận sẽ khó khăn, vì vậy hãy giữ cho đội ngũ sáng tạo và chấp thuận của bạn càng nhỏ càng tốt. Nhưng khi bạn đã lựa chọn được một cái tên, hãy đưa tất cả mọi người vào cuộc.

Mike Trigg biết rằng việc thay đổi tên công ty của ông đã gây tranh cãi trong nội bộ, vì vậy ông đã đảm bảo nhân viên là những người đầu tiên khám phá ra ý nghĩa. Ông đã tổ tức tiết lộ hoành tráng trong một buổi tiệc công ty với cocktail Hightail theo ý thích và vật phẩm mang thương hiệu Hightail miễn phí. Đây không chỉ là một cách tuyệt vời để đưa tên và logo mới vào bối cảnh mà còn nhắc nhở tế nhị rằng đây là một thỏa thuận đã được thực hiện.

6. Hãy “mặt dày” một chút

Mọi người sẽ không thích cái tên mà bạn chọn – từ các thành viên khó tính trong hội đồng quản trị cho đến những kẻ giễu cợt trên Internet. Sẽ luôn có một lượng nhỏ những kẻ thù ghét to mồm. Bạn chỉ cần chấp nhận quyền chỉ trích của họ.

7. Đừng đổi tên trừ phi bắt buộc

Nếu bạn đang lựa chọn cái tên đầu tiên, điều cần chú ý là phải có được cái tên phù hợp ngay từ đầu. Nếu bạn đang nghĩ đến việc đổi tên doanh nghiệp của bạn, hãy suy nghĩ thật cứng rắn. Đổi tên là một quá trình lộn xộn và tốn kém. Một số khách hàng của bạn sẽ ghét nó, đó là điều dễ hiểu bởi việc thay đổi tên là vì lợi ích của công ty chứ không phải vì khách hàng. Thậm chí nếu bạn chỉ nghĩ đến việc thay đổi logo của công ty, hãy thực sự thách thức bản thân chứng minh rằng điều đó là cần thiết.

Xem thêm:

Cách nhanh chóng để có được các khách hàng tiềm năng

Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi website bán hàng trực tuyến

Bối cảnh sản phẩm giúp bạn bán hàng trực tuyến như thế nào?

Nguồn bài viết: https://blog.hocvienhangkhong.edu.vn/7-loi-khuyen-khi-dat-ten-hoac-doi-ten-cho-cong-ty-cua-ban/


Chia sẻ bài viết này