Trong phần 1 của bài viết 7 bí quyết kinh doanh “không thay đổi” làm nên thành công của Coca-Cola chúng ta đã cùng điểm qua 3 chiến lược kinh doanh độc đáo của Coca-Cola, hãy cùng tìm hiểu 4 bí quyết nữa trong phần 2 dưới đây.
4. Bí quyết kinh doanh với chất lượng “không thay đổi”
Mặc dù trải qua hơn một thế kỷ phát triển, có mặt trên 200 quốc gia với nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thế nhưng mỗi một chai Coca-Cola đều có chất lượng như nhau, đây cũng chính là điều cơ bản tạo nên thành công cho hãng này giữa hàng trăm công ty nước giải khát khác. Năm 1919, sau khi mua lại Coca-Cola từ Candler – một cổ đông lớn của công ty – công ty Trust Company tại Georgia đã tập trung mở rộng quy mô nhưng vẫn giữ nguyên tiêu chuẩn tuyệt hảo cho những chai nước giải khát.
Theo đó, các chai nước Coca-Cola phải được phục vụ ở nhiệt độ 36 độ F (~2,22 độ C) và tại các điểm bán lẻ công ty cũng đề ra quy định không cho phép phục vụ sản phẩm ở 40 độ F (~4,44 độ C). Mặc dù đến ngày nay thì chiến lược này đã không còn phù hợp nhưng điều đó thể hiện quyết tâm của Coca-Cola luôn muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, để họ có trải nghiệm tuyệt vời nhất với thức uống này.
5. 70 năm “không thay đổi” giá bán lẻ
Thêm một bí quyết kinh doanh nữa khiến Coca-Cola trở thành độc nhất vô nhị trên thị trường, đó là giữ giá bán lẻ không đổi trong 70 năm liên tục mặc những biến động của thị trường. Suốt từ năm 1886 đến năm 1959 một chai Coke chỉ có giá 5 cent Mỹ. Mặc dù đây không phải chiến lược có lợi cho công ty nhưng không thể phủ nhận hiệu quả mà nó mang lại, khiến Coca-Cola luôn thống lĩnh thị trường vào thời gian đó, khi mà nhiều công ty vẫn không ngừng tăng giá sản phẩm của mình.
Hãy nhìn vào năm “không thay đổi” giá của Coca-Cola, không phải khi công ty đã lớn mạnh mà ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp khó khăn, có thể coi đây là chiến lược khá liều lĩnh. Hiện nay bạn vẫn có thể học theo chiến lược này nếu biết cách mở rộng quy mô để tối ưu hoá chi phí sản xuất, nhưng nên nhớ, cạnh tranh về giá không phải là phương thức tốt nhất.
6. Tăng nhận diện thương hiệu bằng quảng cáo
Trong khoảng thời gian Candler nắm quyền kiểm soát công ty, mức độ phủ rộng của thương hiệu Coca-Cola đã rất mạnh mẽ. Candler bắt đầu sáng kiến cung cấp coupon đại trà với kết quả là 10% lượng sản phẩm từ năm 1887 – 1920 được cung cấp miễn phí nhằm tạo dựng khả năng nhận diện thương hiệu. Ngoài ra ông còn cung cấp miễn phí cho các nhà bán lẻ những tấm áp-phích, hình minh hoạ để trang trí hay tặng khách hàng lịch và đồng hồ. Nhờ chiến lược quảng cáo này mà Coca-Cola nhanh chóng được toàn nước Mỹ biết tới vào thời điểm bấy giờ.
7. Sử dụng mô hình nhượng quyền
Nhượng quyền đóng chai là cách mà Coca-Cola sử dụng để tạo nên hệ thống của mình, mang thương hiệu nước uống này mở rộng ra toàn thế giới chứ không chỉ trên đất Mỹ nữa. Chiến lược nhượng quyền này khởi nguồn từ lời đề nghị vào năm 1899 của hai luật sư Benjamin F. Thomas và Joseph B. Whitehead ở Tennessee với Candler về việc cho phép họ đóng chai Coke. Chính nhờ lời đề nghị ấy mà ý tưởng nhượng quyền mới hình thành và mở rộng, và cho đến ngày nay đã có hơn 250 nhà đóng chai Coke độc lập trên toàn thế giới.
Điều này cho thấy bí quyết thành công của Coca-Cola là hãy xây dựng một hệ thống nếu bạn muốn mở rộng thương hiệu của mình một cách nhanh chóng.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu 7 bí quyết kinh doanh “không thay đổi” đã làm nên thành công của Coca-Cola như ngày nay, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn!
Đọc thêm bài viết khác tại đây:
7 bí quyết kinh doanh “không thay đổi” làm nên thành công của Coca-Cola (P1)
Nguồn hàng cho cửa hàng tạp hóa tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh