Nếu bạn đang trong quá trình nhắm chọn một vị trí thuận lợi cho việc mở quán ăn thì hãy lưu ý những điều dưới đây trước khi đặt bút ký hợp đồng nhé.
- 1.Định hướng đâu là khách hàng chính
Để chọn lựa địa điểm phù hợp nhất với quán ăn của bạn, bạn cần xác định thật rõ đối tượng khách hàng của bạn. Nếu đối tượng chính là dân văn phòng thì bạn nên đặt quán ăn gần văn phòng. Nếu đối tượng là giới trẻ, học sinh, sinh viên thì bạn nên đặt quán ăn gần trường học, ký túc xá, khu vui chơi…
Như vậy là bạn đã khoanh vùng được địa điểm nhỏ hơn phù hợp với đối tượng khách hàng của mình. Tránh việc mở quán ăn lạc lõng giữa những người không có nhu cầu và quán ăn không đúng phong cách của bạn
- 2.Vị trí mặt bằng
Bạn cần đi khảo sát trước các địa điểm để chọn ra được vị trí mặt bằng tốt. Một chuyến dạo phố quanh nơi bạn cần thuê cũng đủ để bạn nắm được tình trạng kinh doanh cơ bản của các cửa hàng đang hoạt động gần đó và những tập tục, thói quen cùng những điều sẽ ảnh hưởng tới quán ăn của bạn khi hoạt động.
Một mặt bằng lý tưởng để mở quán ăn bắt buộc phải nằm ở nơi tập trung nhiều người, gần khu dân cư, khu công nghiệp và nhất là nằm trên các trục đường thuận tiện giao thông cho việc di chuyển, đi lại của khách
Bạn cũng nên quan tâm đến tần suất và mật độ tập trung, di chuyển của người dân. Mặt bằng nào có tần suất người di chuyển lớn hẳn sẽ rất thuận lợi cho việc mở quán ăn của bạn.
Bạn cũng nên xem xét xung quanh quanh xem có đối thủ nào kinh doanh ở xung quanh không. Nếu nơi bạn định thuê mặt bằng có các đối thủ nặng ký tồn tại đã lâu thì tuyệt đối nên tránh xa vì sẽ rất khó mà cạnh tranh được với họ
- 3.Không gian rộng rãi thoáng mát
Ngoài địa điểm thuận lợi, quán ăn của bạn còn phải có đủ ánh sáng và thoáng mát để giúp khách có cảm giác thoải mái, nhất là trong những ngày tiết trời nóng nực.
Không gian trang trí trong quán ăn cũng cần có phong cách riêng, thể hiện được sự sáng tạo và gu thẩm mỹ của chủ quán.
Bạn cũng nên quan tâm một số yếu tố khác như: chỗ để xe phù hợp lượng khách dự kiến, kiểm tra đường thoát nước, losi thoát hiểm và nếu có lối đi hông hoặc phía sau để tiếp tế cho kho bếp khỏi phải đi ngang khu kinh doanh thì càng tốt. Mở quán ăn bạn cần coi trọng nhất việc bếp núc hậu cần.
4.Ngân sách thuê mặt bằng
Khi bạn đã tìm được địa điểm thuê mặt bằng, bạn nên để ý đến cả túi tiền của chính mình. Việc xác định được số tiền sẽ đầu tư cho mặt bằng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức vì sẽ thu hẹp được phạm vi tìm kiếm.
Bạn cũng nên lưu ý “tiền nào của nấy”. Với những điểm vị trí đẹp giữa phố lớn thì chi phí sẽ đội cao. Những điểm có thể mở quán ăn quy mô rộng nằm ở trung tâm cũng không rẻ chút nào.
5.Chủ cho thuê
Bạn nên xem xét mặt chủ nhà khi thuê mặt bằng. Chủ nhà cho thuê có tính toán không. Điều này cũng khá nguy hiểm vì nhiều khi mình đang làm ngon lành họ lại đòi lại mặt bằng. Họ sẽ dùng mọi cách làm khó dễ để không bồi thường hợp đồng.
Tốt nhất là bạn hãy chọn chủ nhà đang có công việc ổn định và không có khả năng cạnh tranh với mình.
6.Hợp đồng
Về hợp đồng thuê mặt bằng, bạn hãy bắt đầu với hợp đồng thuê 1 năm hoặc nhiều nhất là 2 năm
Hợp đồng phải càng cụ thể càng tốt. Cụ thể là họ cho bạn bao nhiêu thời gian mượn để sửa chữa, giá thuê bao lâu thì không tăng nữa, nếu đòi nhà thì có những thiệt hại nào phải đền bù ( chi phí sửa chữa và thiệt hại về doanh thu ước tính nếu bị lấy lại mặt bằng trong quãng thời gian vi phạm )
Bạn cũng nên có những ràng buộc chủ nhà phải hỗ trợ cho mình các thủ tục phát sinh với phường, hoặc công ty điện nước…. nhỡ có sự cố thì họ cũng phải có trách nhiệm xử lý vấn đề với mình cho nhanh.
Vậy là thuê mặt bằng để mở quán ăn không hề dễ dàng chút nào. Bạn cần trang bị cho mình những kinh nghiệm cũng như sự khéo léo trong xử lí vấn đề. Chúc bạn sẽ tìm được cho mình mặt bằng phù hợp mở quán ăn và thành công trên con đường kinh doanh.