Một đặc điểm chung trong số rất nhiều ý tưởng khởi nghiệp của các bậc đại tài là sự táo bạo, dũng cảm, nghe vẻ như là ngu ngốc, điên rồ. Họ thường cố gắng để tạo ra một thị trường mà đang không tồn tại. Thay vì trở thành một đối thủ cạnh tranh không phân thắng bại, họ lại từng bước vượt qua họ bằng cách làm điều gì đó theo cách hoàn toàn khác.
Tất nhiên, đó là những ý tưởng điên rồ nhưng thực sự có căn cứ và quan trọng hơn là sự quyết tâm, trí tuệ thực hiện chúng. Dưới đây sẽ là 5 ý tưởng khởi nghiệp điên rồ, lơ lửng trên không trung nhưng cuối cùng lại nhận được những trái ngọt, có chỗ đứng vững chắc trên thương trường.
Xiaomi
Được thành lập tại Trung Quốc năm 2010, Xiaomi là hãng sản xuất smartphone lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau Samsung và Apple. Nó đã mạo hiểm vượt lên trên những hãng điện thoại thông minh và các thiết bị tiêu dùng thông minh khác. Tính đến năm 2014, Xiaomi đã có hơn 8.000 nhân viên và định giá hơn 45 tỷ USD.
5 ý tưởng khởi nghiệp điên rồ thành công ngoài mong đợi
Hướng đi của Xiaomi không chủ yếu kiếm tiền bằng cách bán điện thoại. Thay vào đó, họ lại thực hiện chiến lược “Bán smartphone cao cấp với giá bình dân“. Họ dựa hoàn toàn vào sự phân phối trực tuyến trong khi những người khác vận chuyển hàng hóa tới các cửa hàng bán lẻ. Đồng thời, họ cũng nói không với các mô hình quảng cáo truyền thống tốn kém mà tận dụng vào mạng xã hội cũng như truyền miệng. Chính điều này khiến Xiaomi cắt giảm được chi phí nhà kho, sân bãi, phân phối hay quảng cáo theo phương thức truyền thống.
Tiếp nữa, Xiaomi không chỉ kiếm tiền từ việc sản xuất và bán sản phẩm mà họ tập trung vào tạo ra các ứng dụng, trò chơi, dịch vụ Internet – một chiến lược học hỏi từ ông lớn Thương mại điện tử Amazon.
Slack
Slack là một công cụ chát văn phòng được ra mắt vào tháng 8/2013 và hiện nay đang có giá trị trên 1 tỷ USD với hơn 30.000 đội sử dụng. Slack được thành lập bởi Stewart Butterfield, đồng sáng lập dịch vụ chia sẻ ảnh Flickr và đã bán lại cho Yahoo.
Slack muốn thay thế email văn phòng bằng cách tập trung thông tin liên lạc và chia sẻ tài liệu công việc. Nó muốn trở thành một ứng dụng mà bạn sử dụng trong tất cả thời gian tại văn phòng.
Slack tích hợp với các ứng dụng doanh nghiệp lớn như Dropbox, Google Apps, GitHub, Heroku, Zendesk… Slack theo dõi những gì bạn làm trên các dịch vụ này và có một tính năng tìm kiếm cho phép bạn truy cập ngay lập tức dữ liệu của bạn. Nó thực sự là một Google cho truyền thông nội bộ văn phòng của bạn. Các ứng dụng đã nhận được một sự khởi đầu tốt đẹp, tương lai của nó có vẻ tươi sáng.
Flipkart
Flipkart là một trang web Thương mại điện tử lớn nhất của Ấn Độ, được bắt đầu bởi cựu nhân viên Amazon – Sachin Bansal và Binny vào năm 2007. Tới nay, Flipkart đã phát triển đến một định giá 11 tỷ USD. Không tệ đối với bộ đôi đã phải đối mặt với sự can ngăn của gia đình, bạn bè xung quanh khi rời bỏ công việc vừa ý để bắt đầu một công ty.
Flipkart bắt đầu tại thời điểm Ấn Độ thiếu cơ sở hạ tầng giao hàng cho Thương mại điện tử và hầu hết mọi người đều chưa có thói quen với bán lẻ hoặc mua sắm trực tuyến.
Flipkart khởi động bằng cách tập trung vào một mặt hàng có chi phí ban đầu thấp – cuốn sách. Nó phát triển một hệ thống giao hàng thanh toán bằng tiền mặt để có được sự tin tưởng của người dùng và từ từ chuyển dần sang mua sắm, thanh toán trực tuyến. Lúc đó, nó tập trung xây dựng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của mình để cung cấp hàng nhanh, đúng thời gian.
Do tính chất nhạy cảm về giá của người tiêu dùng Ấn Độ, Flipkart nghĩ tới việc cung cấp cơ hội giảm giá lớn cho các hạng mục. Do phí hoạt động thấp khiến nó có thể giảm tới mức các cửa hàng truyền thống khó có thể giảm được để cạnh tranh. Từ đó thành lập thói quen, xu hướng của người tiêu dùng mua hàng trên mạng, truy cập vào một phạm vi rộng rãi hơn.
Uber
Uber là công ty vận chuyển theo yêu cầu lớn nhất thế giới, trị giá 40 tỷ USD. Đối với hành khách, nó mang lại một chuyến đi dễ dàng hơn bởi có thể đặt hàng ngay từ ứng dụng di động. Đối với người lái xe, nó cung cấp một cách tối ưu hóa để đón khách và kiếm thêm thu nhập. Không có tiền mặt được trao đổi vì tất cả các giao dịch được xử lý bởi hệ thống Uber.
Uber tin rằng điện thoại thông minh có thể chi phối mọi người để có được một chuyến đi. Nó cũng tin rằng một đội quân lái xe riêng có thể bổ sung hoặc thậm chí thay thế ngành công nghệp taxi bình thường.
Ứng dụng đầu tiên giúp hành khách gọi xe cao cấp qua một ứng dụng điện thoại có trụ sở ở thung lũng Silicon, trong đó tập trung vào cảm nhận của người dùng và giá thành rẻ. Các smartphone phát hiện vị trí của người dùng, cho phép lái xe Uber có thể dễ dàng tìm thấy hành khách. Việc thanh toán là liền mạch và tự động khấu trừ qua thẻ tín dụng.
Uber tăng cường đưa thêm xe trên đường để hành khách có thể tiện đường mọi lúc mọi nơi bằng cách đăng ký thêm lái xe để bổ sung cho ngành công nghiệp taxi. Nó chủ động phù hợp với nhu cầu của người điều khiển, cho phép họ tận dụng thời gian của mình để sử dụng các phương tiện, kiếm thêm thu nhập.
Razer
Razer là một công ty Mỹ xây dựng thiết bị điện tử tiêu dùng cho các game thủ. Được thành lập vào năm 1998, có giá trị 1 tỷ USD, Razer xây dựng những con chuột chơi game, bàn phím và máy tính xách tay. Gần đây, Razer cũng tung ra một sản phẩm vòng tay thông minh theo dõi sức khỏe có tên là Nabu.
Razer tin rằng nó có thể xây dựng một công ty phần cứng chỉ bằng cách phục vụ game thủ. Vào năm 1988, thời điểm mà doanh thu máy tính chơi game gần như chưa có và tất nhiên không được như ngày nay. Nó cũng bị mắc kẹt khi đầu tư vào các máy tính bất chấp sự trì trệ và suy giảm của nền tảng đó.
Cuối cùng, theo như những gì họ dự đoán và tin tưởng, Game đã phát triển ngoài sức tưởng tượng và trở thành chủ đạo, tăng 4 lần ở Mỹ từ năm 1998-2008. Razer có vẻ như 1 lời tiên tri bằng cách xây dựng các sản phẩm thích hợp đi trước thời đại. Nó sở hữu 30% những con chuột game trên thị trường thông qua bàn phím tích hợp chặt chẽ giữa phần cứng và phần mềm.
Theo Tehinasia.com