5 nguyên nhân khiến bạn thất bại từ đầu trong kinh doanh

Khi bạn bước chân vào môi trường kinh doanh, chắc chắn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ và phải học hỏi thêm rất nhiều nếu muốn có những thành công nhất định. Tất nhiên, thất bại là mẹ thành công, mỗi thất bại sẽ cho bạn thêm những kinh nghiệm quý báu trong kinh doanh. Nhưng điều đó chỉ là động lực giúp bạn cố gắng hơn chứ không phải cái cớ để bạn được phép thất bại. Bạn hoàn toàn có thể cố gắng học hỏi và tìm cách tránh những thất bại một cách chủ động, dưới đây là 5 nguyên nhân khiến bạn thất bại ngay từ đầu trong kinh doanh.

1. Thiếu kiến thức và không học hỏi

Bạn thử nghĩ mà xem, một doanh nghiệp luôn hài lòng với những gì mình đang có và không thấy được sự cần thiết phải phát triển xa hơn có phải là một doanh nghiệp đang trên con đường phá sản hay không? Bạn nên biết rằng, thế giới kinh doanh hiện nay luôn thay đổi và đi lên không ngừng nghỉ, nếu bạn chỉ dậm chân tại chỗ thì có nghĩa là bạn đang đi thụt lùi so với các đối thủ cạnh tranh của mình. Khi đó, thất bại trong kinh doanh là không tránh khỏi.

Vì vậy, để duy trì và phát triển doanh nghiệp, là một người lãnh đạo, bạn cần phải tiếp tục học hỏi nhiều hơn nữa. Lấy việc hoàn thiện cá nhân thông qua việc đọc (sách, blog, tạp chí, vv…), tham dự các buổi hội thảo, các khóa đào tạo phát triển kinh doanh, các chương trình huấn luyện điều hành,… làm động lực thúc đẩy.

2. Không tập trung

Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Thiên tài là người có khả năng tập trung vào một điều đặc biệt trong một khoảng thời gian dài mà không bị phân tâm”. Quả đúng như vậy, nếu như bạn luôn cố gắng làm nhiều việc một lúc thì cuối cùng cũng sẽ không đạt được kết quả xuất sắc trong bất cứ công việc nào mà bạn đã làm, mọi thứ sẽ chỉ dừng lại ở mức độ nhàng nhàng mà thôi.

Là một doanh nhân, sự thành công hay thất bại chính là kết quả thể hiện sự tối đa hóa sức mạnh và khả năng tập trung của bạn trong công việc. Thay vì ôm đồm quá nhiều thứ, bạn hãy tập trung vào thế mạnh của mình và làm những gì mà mình cảm thấy yêu thích, hứng thú và đam mê thực sự

3. Bạn sợ thất bại

Trong kinh doanh luôn đòi hỏi sự sáng tạo và đam mê, bởi chỉ khi bạn làm một cái gì đó mà mình thực sự quan tâm thì mọi thứ mới dễ dàng được. Nhưng, điều quan trọng là bạn phải luôn biết rằng mình sẵn sàng làm bất cứ điều gì để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, không sợ vấp ngã và cũng không sợ thất bại. Thực tế là, nỗi sợ chỉ có tác động tiêu cực giữ bạn lại và ngăn cản bạn bộc phá để vươn đến thành công.

4. Thiếu tầm nhìn

Thiếu tầm nhìn hoặc có tầm nhìn ngắn hạn là một trong những dấu hiệu cho thấy một doanh nghiệp có vẻ như đang bước trên con đường diệt vong. Tại sao bạn lại kinh doanh chỉ vì lợi ích của ngày hôm nay? Tại sao bạn muốn xây dựng một doanh nghiệp mà không biết mình sẽ đi đến đâu? Bản chất của kinh doanh là phải tạo ra một giá trị lâu dài cho khách hàng. Thiếu tầm nhìn sẽ làm cho con đường kinh doanh của bạn không thể tiến xa hoặc mở rộng được.

5. Bạn đang lãng phí tiền bạc

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp của bạn sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng tài chính khi quá lãng phí hoặc chi tiêu tiền một cách mất kiểm soát. Cách tốt nhất để tránh được việc vung tiền là phân các chi phí của bạn thành hai loại: một là chi phí khẩn cấp và hai là các chi phí quan trọng. Chi phí khẩn cấp là khoản chi phí thường xuyên mà bạn phải chi tiêu định kỳ. Còn chi phí quan trọng là chi phí vốn, mặc dù không phải chi trả định kỳ nhưng rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng nếu như động lực chính của bạn trong kinh doanh là để kiếm thật nhiều tiền, để trải nghiệm sự giàu có chứ không phải là tạo ra và gia tăng giá trị cho khách hàng thì có nghĩa là bạn đang đi rất sai hướng. Bởi hoạt động kinh doanh cũng tuân theo nguyên tắc nhân – quả tự nhiên, chỉ khi bạn tạo ra được các sản phẩm/dịch vụ sáng tạo và mang đến cho người dùng nhiều giá trị có ích thì mới nhận được sự chào đón của thị trường mục tiêu và khi đó, tiền chỉ là hệ quả tất yếu mà thôi.

5 yếu tố giúp bạn lên bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ nhất

Những việc khởi nghiệp kinh doanh lúc mới ra trường cần làm


Chia sẻ bài viết này