Video là một động lực mạnh mẽ trong phương tiện truyền thông ngày nay. YouTube hiện đang có hơn 1 tỷ người truy cập mỗi tháng, và nhiều người trong số đó đang tìm kiếm nội dung về các sản phẩm yêu thích của họ.
Theo số liệu thống kê từ Google, số lượng video như đánh giá sản phẩm, các hướng dẫn, thủ thuật đang ngày càng gia tăng trên các kênh người dùng của Youtube. Và đây là một cơ hội rất lớn cho các công ty tạo ra video và chia sẻ nội dung có thương hiệu. Trong khi một số thương hiệu đã kết hợp liền mạch video kỹ thuật số vào doanh số bán hàng và chiến lược tiếp thị của họ, thì một số khác vẫn chưa làm chủ được phương tiện truyền thông phổ biến này. Để làm sáng tỏ hơn, các chuyên gia kinh doanh đã vạch ra 5 ngộ nhận sai lầm về video tiếp thị trực tuyến, và đưa ra lời khuyên hiệu quả hơn cho các chủ doanh nghiệp hiện nay có thể học tập và làm theo.
1. Ngộ nhận: Lượt view là thước đo duy nhất
Nhiều thương hiệu đã phạm sai lầm khi cho rằng, thành công của một chiến dịch video tiếp thị nào đó chỉ được khẳng định thông qua số lượt xem video mà họ có được. Lisa Green, người đứng đầu trong ngành công nghiệp thời trang cao cấp của Google đã lưu ý rằng, thương hiệu có thể trở thành huyền thoại khi video của họ có được tính lan truyền. Do đó, dấu ấn của một chiến dịch video tiếp thị thành công chỉ khi nó có được sức lan truyền mạnh mẽ.
“Lượt view chỉ là một phần của câu chuyện“, Green đã cho biết trên tạp chí Business News Daily. “Số liệu thực sự làm nên thành công trên YouTube là sự kết dính. Chúng ta cùng nhìn vào các kiểu hành động mà bạn đang thực hiện trong chiến dịch tiếp thị của mình? Liệu mọi người có xem đầy đủ video của bạn, đi đến trang web của bạn, xem nội dung trên kênh của bạn, và tìm kiếm thương hiệu của bạn?” Lượt view là một cách tốt để điều hướng người xem nhận biết thương hiệu, nhưng còn nhiều thứ hơn nữa mà bạn nên xem xét khi phát triển chiến dịch video tiếp thị của mình.
2. Ngộ nhận: Không cần nội dung thông điệp, miễn là video thú vị
Điều này cũng đúng khi mà số lượng video có sẵn trên web ngày nay đang ngày càng tiếp tục tăng vọt, và giống như tất cả các hình thức tiếp thị khác, chiến dịch của bạn cần phải tạo ra một video thú vị, làm lấn át tất cả mọi thứ xung quanh và thu hút sự chú ý của người đọc.
Tuy nhiên, theo nhận xét của Matt Heiman, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty sản xuất video trực tuyến Diagonal View: “Nội dung là điều tiên quyết và quan trọng nhất trong video tiếp thị. Nó giúp gắn kết và cuốn hút người xem”. Việc tạo ra một video có nội hấp dẫn người xem với tiêu chí khuyến khích họ mua sản phẩm của bạn sẽ hoàn toàn khác so với việc chỉ tạo ra một video thú vị để mọi người giải trí và cảm nhận rằng “Video này thật tuyệt”. Điều đó đồng nghĩa rằng, bạn đã không đạt được mục đích cuối cùng là tiếp thị sản phẩm của mình.
Xem thêm:
3. Ngộ nhận: Tạo video tiếp thị thương hiệu cũng giống như video quảng cáo
Các thương hiệu thành công trên YouTube tự cho rằng mình là người sáng tạo nội dung, và việc tung video chỉ nhằm mục đích phục vụ khán giả có nhu cầu chứ không chỉ đơn giản là cố gắng để bán sản phẩm. Kênh video L’Oreal Destination Beauty là một ví dụ điển hình về cách mà thương hiệu này sử dụng để tạo nên lợi thế cho họ. Nó được kết hợp nội dung từ nhiều nguồn sáng tạo hàng đầu trên YouTube, đi kèm với các video hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm L’Oreal cho người dùng.
Do đó, không chí đơn thuần là quảng bá thương hiệu, bạn nên có cái nhìn đầy đủ hơn trong chiến lược của mình, như quảng bá sản phẩm, hướng dẫn sử dụng sản phẩm… sao cho không chỉ có những người có nhu cầu mua mà ngay cả người đang sử dụng cũng tìm đến để học hỏi kinh nghiệm từ video của bạn. Kênh video mà bạn tạo ra phải có sự kết nối và có thể trò chuyện với độc giả của mình, chứ không phải chỉ đơn thuần truyền đạt thông tin theo hướng một chiều”.
4. Ngộ nhận: Không ai đọc đoạn mô tả video
Chú thích và mô tả video thực chất là một nguồn khá quan trọng để người xem kết nối với thương hiệu của bạn. Trong đoạn mô tả video, bạn có thể chèn một liên kết để mua sản phẩm trên trang web hoặc chú thích thông tin liên hệ, chẳng hạn như số điện thoại. Điều này đôi khi sẽ là một yếu tố thu hút khách hàng nhấp chuột hay thực hiện một cuộc gọi liên hệ, giúp mang lại doanh thu cho bạn.
5. Ngộ nhận: Video chỉ là một phương tiện chuyển đổi
Điều này có thể đúng trong quá khứ, nhưng ngày nay các doanh nghiệp sử dụng video ở tất cả các giai đoạn của quá trình bán hàng. Hiện nay các nhà tiếp thị đang sử dụng video tập trung trên các trang sản phẩm để tăng tỷ lệ chuyển đổi trang web. Trong khi chiến thuật này vẫn hoạt động, video có thể được hiệu quả hơn khi bạn triển khai nó trên các phương tiện truyền thông xã hội, trên trang chủ và thậm chí ngay trên cửa hàng trực tuyến của bạn.
Trong chiến lược tiếp thị sản phẩm qua video trực tuyến, một chủ doanh nghiệp nên hiểu rằng, video không chỉ là để quảng cáo các tính năng sản phẩm hay chuyển đổi hướng truy cập, mà còn là để giao tiếp và trò chuyện với người xem, những khách hàng tiềm năng có thể đem lại doanh thu cho bạn.
Xem thêm:
Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018
Theo Businessnewsdaily.com