5 bước để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh (phần 1)

Hiện nay có nhiều bạn trẻ muốn khởi nghiệp kinh doanh nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu và như thế nào. Những người được hỏi cho biết họ thấy đó là cả một quy trình rườm rà, khó khăn, phức tạp. Trên thực tế thì đúng là như vậy bởi giai đoạn chuẩn bị chính là thời điểm bạn đặt nền móng cho toàn bộ những hoạt động kinh doanh sau này của bạn. Tuy nhiên, vạn sự khởi đầu nan, hãy đơn giản hóa vấn đề để có thể hoàn thành nền móng một cách xuất sắc nhất. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách để lên ý tưởng kinh doanh – giúp bạn xác định xem mình thực sự muốn làm gì và cách triển khai ý muốn đó.

1. Thời điểm hoàn hảo để lên ý tưởng kinh doanh

Có một điều mà hầu hết ai cũng băn khoăn đó là thời điểm nào lên ý tưởng kinh doanh là hoàn hảo nhất? Các chuyên gia đã trả lời rằng thời điểm nào cũng tốt cả nhưng vấn đề là bạn có biết kinh doanh cho “hợp thời” hay không. Kinh tế đang tăng trưởng là thời điểm mọi người muốn tiêu tiền nhất bởi tài khoản đang rủng rỉnh. Khi kinh tế khó khăn sẽ hiện ra nhiều lỗ hổng thị trường bởi doanh nghiệp phá sản, co cọm, thu hẹp thị trường, bạn đang có vốn và cung đúng thứ mà người mua đang cầu cũng là một ý tưởng kinh doanh thú vị.

Đa phần mọi người hay lấy lí do thời điểm này ra để thoái thác việc hành động ngay lập tức, lí do bởi sức ỳ quá lớn, ngại rủi ro, thất bại. Tuy nhiên, thực tế thì vấn đề nằm ở chỗ làm sao để cải tiến, đổi mới dựa trên những gì đã có hay đơn giản chỉ là nắm bắt cơ hội thị trường chứ không nhất thiết phải nghĩ cái gì đó quá cao siêu, độc đáo.

2. Khơi nguồn ý tưởng

Có một cách làm khá là hiệu quả được chia sẻ trong các clip hướng dẫn chọn ngành nghề trên internet đó là bạn hãy lấy một tờ giấy, kẻ thành 2 cột và nghĩ đến 5-7 ưu điểm, sở thích hay năng khiếu thực của bạn ở khía cạnh đời tư, chẳng hạn như: “ thích trẻ con, thích gặp nhiều người, thích đọc sách, thích nấu ăn, có tính kiên nhẫn, có khả năng giải quyết vấn đề, biết cách tạo động lực và giảm áp lực”. Sau đó, hãy viết những ưu điểm đó vào một bên cột. Ở mặt còn lại, hãy liệt kê những thứ bạn không thích làm, không có khả năng giải quyết, ví dụ như “ không có khả năng làm việc nhóm, không biết cách phản biện, sợ độ cao, run khi đứng trước đông người..”. Nghĩ gì viết đó, đừng suy đi, tính lại.

Tiếp theo, hãy đặt câu hỏi tương tự ở khía cạnh công việc, không phải sở thích nữa. Ghi ra bạn thích gì và không thích làm gì và những điểm mà mọi người thích hay không thích về bạn. Cuối cùng, câu hỏi quan trọng nhất là “Lí do tại sao bạn lại  muốn kinh doanh?” Sau khi xong mục bản thân thì chuyển sang mục sản phẩm, hãy ghi ra một vài sản phẩm bán lẻ bạn thích nhất, thấy có giá trị sử dụng nhất, sản phẩm nào góp phần làm cuộc sống của bạn tốt đẹp, tiện lợi hơn hoặc chỉ đơn giản là giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn có thể đặt mình vào nhiều vị trí: một sinh viên, một ông bố, một ngôi sao ca nhạc…

Sau khi hoàn thành, hãy khớp cá mục lại với nhau, ví dụ như ở mục ưu nhược điểm khả năng bản thân, hãy gạch đi những điều đối lập không thể sửa được và phân tích những ý còn lại, liên kết chúng với những mục khác để tìm ra lĩnh vực tiềm năng nhất với bạn.

3. Định hình ý tưởng

Ý tưởng kinh doanh đôi khi xuất hiện rất tình cờ và vô cùng đơn giản, nhiều người thành công bởi ý tưởng của họ chỉ là nhằm giải quyết nhu cầu cá nhân nhưng thật ra lại động chạm đến nỗi niềm chung của tất cả mọi người. Tức là: bạn hãy lắng nghe nỗi bức xúc của chính bạn hay của hàng xóm, bạn bè, người thân. Mọi cơ hội đều nằm ở những nỗi bức xúc ấy và bạn chỉ cần để ý một chút. Nếu bạn ở tư thế luôn sẵn sàng thì có khi chỉ cần nghe ngóng xung quanh cũng làm bạn nảy sinh ra nhiều ý tưởng. Chẳng hạn bạn đọc thấy bài báo về giảm giờ nghỉ trưa và nếu tư duy theo góc độ của người kinh doanh, bạn có thể nghĩ ngay tới dịch vụ giao đồ ăn trưa, dịch vụ ship hàng theo yêu cầu…

Mách nước các ý tưởng kinh doanh gần trường học mang lại lợi nhuận cao

5 lý do hạn chế sự phát triển khi bạn mới khởi nghiệp kinh doanh

Khởi nghiệp kinh doanh, doanh nhân phải có những gì?


Chia sẻ bài viết này