5 bí quyết tuyệt đỉnh để mở đại lý sữa kiếm trăm triệu mỗi tháng

Bên cạnh ý tưởng kinh doanh thời trang trẻ em thì mở đại lý sữa cũng được rất nhiều người lựa chọn trong lĩnh vực mẹ và bé. Nhu cầu về mặt hàng này khá lớn, theo ước tính mức tiêu thụ sữa trung bình của một người năm 2014 là gàn 20 lít mỗi năm, đến năm 2020 là 28 lít, đạt tăng trưởng 9%. Điều này cho thấy kinh doanh sữa rất tiềm năng, số cửa hàng được mở ra liên tục tăng thời gian gần đây. Tuy nhiên, càng như vậy thì tỉ lệ cạnh tranh sẽ càng cao, nếu bạn muốn phát triển thì phải tìm được những bí quyết riêng. Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ một số bí quyết như vậy, giúp bạn mở đại lý sữa thành công.

  1. Nhập ít nhưng đa dạng

Khảo sát thị trường là một bước cực kỳ quan trọng của bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào, nó sẽ giúp bạn biết phải bán cho ai và bán những gì. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tế luôn có một khoảng cách nhất định, vì vậy đừng vội vàng nhìn vào kết quả khảo sát rồi nhập một lúc cả đống sữa về. Trước tiên bạn nên nhập mỗi dòng sữa nổi bật theo bảng khảo sát một ít, từ 2 đến 4 lon, sau một thời gian kinh doanh thấy dòng nào bán chạy hơn thì mới nhập về nhiều. Cách làm này vừa tiết kiệm được chi phí nhập hàng vừa an toàn cho bạn.

  1. Vốn ít thì nhập hàng của đại lý trung gian

Hiện nay có khá nhiều nguồn hàng sữa, chúng tôi đã đề cập trong bài viết Tìm nguồn hàng như thế nào khi mở đại lý sữa?, nhưng phổ biến nhất là nhập hàng của công ty từ nhà phân phối và nhập qua đại lý trung gian. Nếu bạn không có nhiều vốn thì nên chọn cách thứ hai, vì nhập từ nhà phân phối bạn sẽ phải cam kết số lượng mỗi lần lấy hàng (thường khá lớn), còn qua đại lý có thể tùy tình hình để nhập nhiều ít. Ngoài ra khi nhập hàng đại lý bạn sẽ được chiết khấu phần trăm ngay lúc lấy hàng chứ không phải đợi đến cuối tháng, dù mức chiết khấu có thể thấp hơn một chút. Nhờ vậy bạn sẽ không phải lo lắng vấn đề tồn đọng hàng, thiếu vốn nữa.

  1. Có nên bán kết hợp nhiều sản phẩm mẹ và bé?

Khi mở đại lý sữa nhiều người có ý tưởng bán thêm một số sản phẩm mẹ và bé khác, như tã bỉm hay quần áo chẳng hạn. Đây cũng là một ý tưởng hay, nhưng nó sẽ phá vỡ định hướng ban đầu của bạn, đó là “mở đại lý sữa”, khiến bạn dễ bị loạn khi chọn tập khách hàng, xây dựng chiến lược tiếp thị,… Bên cạnh đó, ý tưởng này còn làm giảm tính chuyên nghiệp cho cửa hàng của bạn, ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút người dùng. Nên tốt nhất hãy chỉ bán sữa mà thôi, sữa bột, sữa tươi, sữa chua, váng sữa,… có rất nhiều sản phẩm cho bạn lựa chọn.

  1. Nhập sữa của hãng nào thì tốt?

Đây chắc chắn là câu hỏi mà ai khi mở đại lý sữa cũng muốn tìm đáp án. Thật ra bảng kết quả khảo sát thị trường cũng cho bạn một số gợi ý rồi, tuy nhiên đó chỉ là số liệu trên lý thuyết. Trước hết bạn phải hiểu “tốt” ở đây là tốt cho ai và tốt như thế nào. Nếu đối với người kinh doanh thì sữa tốt phải dễ bán, tiêu thụ mạnh, chiết khấu cao. Còn với khách hàng sữa tốt phải giúp con họ lớn lên khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Có thể liệt kê một số hãng sữa đáp ứng cả 2 thứ tốt này là Abbott, Friso, Enfa A+, Vinamilk,…

  1. Hãy vứt sổ sách đi

Một đại lý sữa dù nhỏ thì số lượng sản phẩm cũng không hề ít, ngoài sữa là hàng tiêu dùng hàng ngày nên tốc độ tiêu thụ rất nhanh, bạn sẽ phải nhập hàng liên tục. Vì vậy đừng nghĩ rằng vài cuốn sổ có thể giúp bạn quản lý hiệu quả cửa hàng của mình, nó vừa lạc hậu vừa mang nhiều rủi ro làm mất thông tin hàng hóa. Nên hãy thay thế sổ sách truyền thống bằng các phương tiện hiện đại như phần mềm quản lý cửa hàng sữa chẳng hạn. Phần mềm này sẽ giúp bạn lưu giữ thông tin sản phẩm một cách hiệu quả, tránh trường hợp hàng hết hạn sử dụng mà không biết. Ngoài ra các khoản chi phí, doanh thu, tồn kho,… cũng được liệt kê rất chi tiết và đầy đủ, nhờ vậy bạn sẽ kiểm soát dòng tiền tốt hơn. Bên cạnh đó hãy sắm thêm một số thiết bị bán hàng như máy quét mã vạch, máy in hóa đơn,… để đại lý của bạn chuyên nghiệp hơn, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian và công sức.

Tại đây chúng tôi đang có chương trình dùng miễn phí 15 ngày một phần mềm quản lý cửa hàng sữa, bạn có thể nhấp vào link dưới để đăng ký và trải nghiệm nhé.

>> Mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn và phải chuẩn bị những gì?


Chia sẻ bài viết này