5 bài học khởi nghiệp kinh doanh từ Jack Ma (P1)

Năm 1999, dưới sự hợp lực của 18 con người đồng tâm, sàn giao dịch thương mại điện tử Alibaba đã chính thức ra đời với số vốn vỏn vẹn 60.000$. Hơn 15 năm phát triển, Alibaba đã trở thành tập đoàn cực kỳ lớn mạnh, xếp trong top 15 công ty có mức vốn hoá cao nhất, là một trong những thương hiệu dẫn đầu thương mại điện tử. Và đã nhắc đến Alibaba người ta sẽ nghĩ ngay đến Jack Ma, một CEO tài giỏi, một tỷ phú Trung Quốc nổi tiếng trên toàn cầu, không phải chỉ vì khối tài sản  25 tỷ đô la Mỹ mà còn vì nhiều câu nói, bài viết chia sẻ kinh nghiệm đáng quý của ông. Hôm nay, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu 5 bài học khởi nghiệp kinh doanh từ Jack Ma, để biết cách người đàn ông này từ một giảng viên tiếng Anh thành tỷ phú đáng ngưỡng mộ như thế nào.

1. Thất bại không đáng sợ trong khởi nghiệp kinh doanh

Kinh doanh không phải trò chơi trẻ con, bạn phải bỏ vào đó không chỉ tâm huyết mà còn là tiền bạc, là những cố gắng của người khác, nên thất bại đồng nghĩa với việc bạn mất trắng, đôi khi là cả niềm tin và hi vọng. Nên nhiều người khi khởi nghiệp luôn sợ thất bại, rồi vì thế mà không thể giải phóng chính mình cũng như việc kinh doanh của mình. Nhưng hãy nhìn Jack Ma, nhìn những gì mà ông từng trải để biết thất bại không hề đáng sợ, đáng sợ nhất là bạn không thể đứng dậy mà thôi.

Không kể về quá trình gian nan của tỷ phú này trước khi bước vào kinh doanh, chúng ta chỉ bắt đầu câu chuyện khi website thương mại điện tử đầu tiên của ông – China Pages – thất bại. Đó là ý tưởng kinh doanh sau khi Jack Ma trở về từ Mỹ khi đang làm phiên dịch, một trang web tập hợp các doanh nghiệp Trung Quốc ở nhiều lĩnh vực khác nhau muốn tìm kiếm khách hàng nước ngoài. Mặc dù ý tưởng này khá hay và được nhiều người đánh giá tốt, nhưng nó lại không đem về thành công cho Jack Ma. Và trong 4 năm chờ đợi đến khi Alibaba ra đời, ông còn thua trắng trong một dự án thương mại điện tử khác nữa.

Khởi nghiệp kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng cả, nếu bạn cứ muốn chọn con đường an toàn thì thành công đến với bạn sẽ rất xa, rất nhỏ bé. Mạo hiểm không có nghĩa là mù quáng, chỉ là dám đánh đổi mà thôi!

2. Chuẩn bị chưa bao giờ là thừa

“Tôi đã đủ, và tôi không cần thêm nữa!”, những người quen sống an toàn trong thế giới nhỏ bé của tầm nhìn hạn hẹp luôn phát ngôn ra câu nói đó, và nếu họ cứ tiếp tục nghĩ như thế khi kinh doanh thì thành công vĩnh viễn ngoài tầm với của họ. Thế giới này luôn biến động, một giây sau hoàn toàn khác một giây trước còn tương lai luôn là ẩn số, chẳng ai biết trước điều gì, nhất là giữa thương trường với hàng ngàn biến động mỗi thời mỗi khắc. Thử nhìn các Jack Ma vượt qua thời kỳ khủng hoảng “bong bóng Internet” bạn sẽ thấy rõ tầm quan trọng của sự chuẩn bị trước mọi thứ.

Đó là vào khoảng năm đầu của thế kỷ 21, khi mà Alibaba đã huy động đủ số vốn và cơn sốt cổ phiếu Internet đang bùng nổ. Thay vì cảm thấy an toàn thì Jack Ma vẫn quyết định tổ chức thêm một vòng huy động vốn khác từ Softbank để chắc chắn hơn. Và chỉ vài tháng sau đó, khi mà chẳng ai ngờ thì “bong bóng Internet” vỡ nát bằng sự mất giá cổ phiếu nhanh chóng, kéo theo hàng loạt người sa vào hố lầy phá sản. Vào thời điểm khó khăn đó Alibaba vẫn vững vàng vượt qua mọi sóng gió, thậm chí nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, tất cả là nhờ vào sự chuẩn bị chu đáo của Jack Ma.

Đây chỉ là một bài học về tầm quan trọng của sự chuẩn bị từ Jack Ma mà thôi, không có nghĩa là nó khuyến khích người khởi nghiệp mù quáng nhận bất kỳ khoản đầu tư nào. Chuẩn bị nghĩa là bạn phải nhìn vào hiện tại để dự đoán tương lai, nhận thấy bất ổn từ thị trường để có nước cờ phụ giải nguy cho doanh nghiệp mình. Jack Ma từng nói trong một bài phát biểu thế này, “Tôi có thể dành cả ngày để nghĩ về những vật có thể cản trở sự phát triển của công ty, những thứ sẽ trở nhành ‘ung nhọt’ để khi có nguồn lực lớn hơn thì giải quyết những vấn đề đó”. Đây cũng là lý do vì sao tôi nói người có tầm nhìn hạn hẹp luôn thấy mình đã-đủ mà không hề biết mình còn-thiếu nhiều lắm!

(Còn tiếp…)

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

5 bài học khởi nghiệp kinh doanh từ Jack Ma (P2)

10 bí quyết làm giàu thành công trên thương trường


Chia sẻ bài viết này