4 lưu ý khi bạn mới khởi nghiệp kinh doanh

Khi mới khởi nghiệp kinh doanh có rất nhiều đầu việc bạn phải tìm hiểu, có rất nhiều vấn đề nảy sinh cần được giải quyết nhanh gọn để tránh tổn thất về mặt tài chính. Chính vì vậy nên bạn không thể ngay lập tức lường trước được tất cả mọi tình huống, bạn cũng chưa có nhiều kinh nghiệm để tránh những tình huống bất ngờ. Để giúp bạn đọc giải quyết những vấn đề trên, bài viết này sẽ tổng hợp những bài học kinh doanh có thực, phân tích và lí giải nguyên nhân kết quả để bạn đọc có thể hiểu và áp dụng một cách hiệu quả nhất.

1. Hãy tìm hiểu khách hàng của bạn hoạt động như thế nào

Trong những năm tập đoàn cung cấp thực phẩm Contessa của Mỹ bắt đầu kinh doanh, Giám đốc Blazevich đã rất khó khăn để thuyết phục khách hàng Mỹ nhập khẩu tôm đông lạnh từ một công ty còn non trẻ và chưa được thử sức qua thời gian. Tuy nhiên ông đã áp dụng chiến thuật chăm sóc khách hàng đặc biệt: “Nếu khách hàng biết được là bạn dậy từ 4 giờ sáng, theo múi giờ của bạn, ưu tiên để gặp và nói chuyện với ông ta vào thời điểm tốt nhất trong ngày làm việc, thì bạn sẽ dành được ở họ một chút kính trọng rồi đấy.”

Và kết quả là trong khi đi công tác từ trụ sở công ty ở San Pedro, California tới Bangkok để giám sát các đơn đặt hàng tôm, ông cần liên hệ với ban lãnh đạo của hãng thực phẩm Kraft, Mỹ – ở cách ông ta hàng ngàn dặm và chênh lệch tới 12 giờ. Cuối cùng, ông ta dậy lúc 3 giờ 30 sáng theo giờ Bangkok để gặp lãnh đạo hãng Kraft và thuyết phục họ cam kết mua 6 công-ten-nơ tôm trị giá hàng triệu đô la Mỹ trong doanh số bán hàng của công ty. Như vậy có thể thấy rằng không có gì gây ấn tượng cho khách hàng bằng việc hiểu được công việc kinh doanh của họ – từ chương trình làm việc hàng ngày tới cách thức họ thường sử dụng để giao tiếp. Sự lưu tâm này sẽ giúp bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.

2. Đừng để ý đến vẻ phớt lờ của khách hàng

Trong một bài học kinh doanh khác, giám đốc một công ty trao đổi với một khách hàng lớn của nhà hàng Mỹ trong hệ thống khách sạn Hilton về chất lượng hàng hóa của mình.“Tôi chỉ là một cậu bé lạc trong rừng, còn ông ta là một khách hàng cứng rắn”, ông nhận xét. Vào cuối buổi làm việc, khách mua chỉ nhún vai và nói một cách miễn cưỡng rằng sản phẩm cũng “khá” nhưng có lẽ nghĩ rằng “chúng tôi có thể tìm kiếm nhà cung cấp tốt hơn thế về chất lượng và giá cả”. Bước ra khỏi cuộc đàm phán, ông rất nản lòng và đi trò chuyện với một đầu bếp của nhà hàng, nơi vừa diễn ra cuộc gặp mặt. Đi vào góc bếp, ông vô tình nhìn thấy vị khách lúc nãy họp cùng đang đưa sản phẩm trong túi hàng mẫu mà ông vừa để lại vào mồm và nhai rất thích thú. Như vậy, đôi khi những khách hàng thực sự chỉ làm ra vẻ phớt lờ để xem chúng ta có thuyết phục được họ hay không”. Cuối cùng thì người quản lý này cũng đạt được hợp đồng cung cấp nguyên liệu thực phẩm cho các khách sạn Hilton. Hãy nhớ rằng phần lớn những người khó tính đều là những vị khách rất trung thành.

3. Hãy tin tưởng, nhưng cần xác minh lại khi mới khởi nghiệp kinh doanh

“Mọi người đều cố gắng lợi dụng bạn” Một bài học đơn giản là các chủ doanh nghiệp trẻ nên tập trung nhiều vào việc kiểm tra các nguồn cung cấp hàng và nhân viên của mình để đảm bảo họ làm đúng những gì bạn muốn chứ không nên làm một người lịch sự và tin tưởng thái quá toàn bộ ekip của bạn. Và hãy tin tưởng vào sự quyết tâm thay đổi của bản thân khi có điều gì đó chưa thật hoàn hảo và bạn muốn thay đổi.
Bạn có thể đích thân kiểm tra giám sát nhưng hãy làm việc đó một cách thông minh. Thay vì phải bỏ nhiều thời gian để kiểm tra tất cả các công đoạn, ông chỉ tập trung vào những phần khó làm nhất và rà soát thật kĩ càng. Như vậy lần sau các nhân viên sẽ biết rằng bạn sẽ kiểm tra họ rất kỹ lưỡng, và họ cũng làm tất cả những gì có thể để đảm bảo chắc chắn nó sẽ tốt tuyệt đối. Bạn phải sẵn sàng, kể cả khi với tư cách là chủ tịch công ty, xắn áo xắn quần mà kiểm tra mọi thứ.

4. Hãy nhận ra những hạn chế của bạn khi mới khởi nghiệp kinh doanh

Việc tìm cách để nhận ra những nhược điểm của mình và khắc phục chúng là quan trọng nhưng một số nhà quản lý lại muốn hướng tới sự hoàn hảo một cách thái quá và không cần thiết thì lại là điều không nên.
Giám đốc của một tập đoàn nổi tiếng hiện nay tiết lộ, khi mới khởi nghiệp kinh doanh ông đã tự mình lập sổ kế toán và thường xuyên rà soát lại. Một lần ông  xem lại và thấy mất 3,87 USD “Năm đó tôi kiếm được 2 triệu USD, nhưng tôi lại không biết 3,87 USD biến đi đâu. Tôi đã bị ám ảnh vì điều này, và dành ba ngày sau đó không làm gì cả để tìm ra lỗi của mình”. Phấn khởi, ông đưa sổ sách cho kế toán, nói cho anh ta biết về thành công của mình. Anh kế toán hỏi lại “ông đã bị mất bao nhiêu mối làm ăn khi bỏ 3 ngày  ròng để tìm ra 3,87 USD ?” Lặng đi vì kinh ngạc, ông buộc phải công nhận rằng có những lúc ông cần kiểm soát thói quen muốn phát hiện tất cả những nguy cơ có thể xảy ra và theo đuổi sự hoàn hảo bằng mọi giá. Ông nói: “Hãy ghi nhớ thật kỹ rằng bạn có thể làm những việc rất đúng, nhưng lại rất tốn kém, vậy nên hãy lựa chọn thông minh.”

Liệu người mới khởi nghiệp có cần một kế hoạch kinh doanh?

Khởi nghiệp kinh doanh, doanh nhân phải có những gì


Chia sẻ bài viết này