Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mở một cửa hàng bán lẻ không đơn thuần là quản lý dựa trên kinh nghiệm hay ghi chép thủ công. Bạn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng nếu áp dụng những công cụ quản lý trực tuyến và làm theo một quy trình chuẩn, mọi thứ sẽ trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều. Dưới đây Kinh Doanh Việt sẽ gửi đến bạn 4 lời khuyên hữu ích để đảm bảo thành công cho cửa hàng bán lẻ, nhất là khi bán sở hữu từ 2 cửa hàng trở lên:
1. Sử dụng công nghệ điện toán đám mây
Công nghệ ngày nay rất thông minh, việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây trong việc quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ là hoàn toàn hợp lý. Giải pháp dựa trên điện toán đám mây giúp bạn lưu trữ được hầu hết trên các thiết bị ở bất kỳ đâu, miễn là có internet. Vì vậy, cho dù bạn đang ở một cửa hàng khác, đi công tác hay tại nhà thì bạn vẫn dễ dàng đăng nhập vào hệ thống và kiểm soát tốt các cửa hàng của mình. Ngoài ra, phần mềm điện toán đám mây có thể phản hồi và cập nhật dữ liệu trong thời gian thực, các thông tin như mức giá, lượng hàng bán, lượng hàng xuất ra,… luôn được cập nhật mới nhất. Điều này là khá là quan trọng, đặc biệt là đối với các nhà bán lẻ lớn, họ luôn cần cập nhật những số liệu mới nhất.
Ngoài ra, bạn có biết rằng dữ liệu của bạn cũng an toàn hơn khi sử dụng phần mềm điện toán đám mây. Mọi thông tin của bạn không phải ràng buộc với duy nhất một thiết bị, giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mất dữ liệu trong trường hợp một một vấn gì đó xảy ra với thiết bị của bạn (có thể là bị đánh cắp hoặc đột nhiên bị hỏng). Tất nhiên tùy thuộc vào nhu cầu của loại hình bạn kinh doanh và mật độ cửa hàng của bạn để có thể lựa chọn cho mình phần mềm thân thiện nhất.
2. Khả năng tối ưu hóa của cửa hàng bán lẻ
Việc tối ưu các kho hàng rất quan trọng, không chỉ khi bạn có nhiều cửa hàng mà còn liên quan đến dịch vụ khách hàng. Bạn cần nắm được, tại cửa hàng đang có bao nhiêu hàng hóa mỗi loại tại mỗi thời điểm nhất định để có thể duy trì mức hàng tồn kho vừa phải. Hoặc trong trường hợp khách hàng đang cần một sản phẩm nào đó nhưng đã hết tại cửa hàng đó. Bạn cần có phương án lấy hàng thay thế tại cửa hàng khác để chuyển đến họ sản phẩm mà họ đang cần nếu không muốn khách hàng thất vọng. Đó là lý do tại phải có một hệ thống kiểm kê khiến cho bạn dễ dàng tiến hành kiểm kê hoặc luân chuyển sang cửa hàng khác. Làm như vậy sẽ không chỉ giúp hàng hóa tại cửa hàng của bạn luôn chuẩn, nó còn giúp bạn phục vụ khách hàng tốt hơn.
3. Đưa ra những quy trình chuẩn tại các cửa hàng
Việc sở hữu một chuỗi cửa hàng sẽ khiến công việc quản lý của bạn phức tạp hơn. Xây dựng một quy trình chuẩn, các bước thực hiện rõ ràng, chắc chắn cải thiện đáng kể công việc quản lý của bạn. Dưới đây là các quy trình tác nghiệp mà bất kỳ cửa hàng nào cũng có, bạn có thể áp dụng để nâng caao hiệu quả của nó:
- Giao dịch tiền tệ – thao tác này bao gồm tất cả các nghiệp vụ liên quan đến việc xử lý tiền tệ tại cửa hàng gồm: các hình thức thanh toán tại cửa hàng, thủ tục hoàn lại tiền, lợi nhuận, doanh thu ngày,…
- Dịch vụ khách hàng – chính là các thủ tục xung quanh dịch vụ khách hàng. Bản phác thảo, các chính sách về cách nhân viên nên cư xử với khác hàng, những điều họ có thể và không thể nói với khách hàng, cũng như những việc họ phải làm gì khi khách hàng gặp khó khăn hoặc những trường hợp khiếu nại phải xử lý như thế nào?,…
- An ninh và bảo mật – Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ công cụ để có thể kiểm soát nhân viên và khách hàng sao cho an toàn và hợp lý. Các thủ tục này nên bao gồm các vấn đề cơ bản, chẳng hạn như: người phụ trách mở cửa và đóng cửa hàng là ai, cũng như các tình huống phức tạp hơn, bao gồm cả việc phải đối phó với kẻ cắp hoặc trong những trường hợp khẩn cấp khác.
- Bày trí và bán hàng – Bố cục sắp xếp cửa hàng đã hợp lý chưa, không gian cửa hàng như thế nào?,…. Việc thường xuyên làm mới không gian trong mỗi cửa hàng là cần thiết, để tạo cho khách hàng cảm thấy mọi thứ luôn mới mẻ.
4. Biết ai là người chịu trách nhiệm tốt nhất
Nhiều người thân đáng tin cậy của bạn cũng không thể đảm nhiệm được các vị trí phức tạp. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có thể thuê những nhân viên có khả năng chịu trách nhiệm tốt nhất cho việc mình làm. Việc rà soát, kiểm tra, đánh giá, đào tạo nhân viên thường xuyên giúp bạn thanh lọc và nâng cao chất lượng quản lý nhân viên được tốt nhất.