Bất cứ công việc kinh doanh nào bạn cũng cần có cho mình những đối tác sẵn sàng chia sẻ mọi sự khó khăn và thành công cùng bạn. Đó có thể là nhà đầu tư, người sáng tạo hoặc đơn giản là 1 động lực thúc đẩy quá trình phát triển của bạn, những người sẽ giúp bạn có được hướng đi tốt cùng với những chuyên môn nhất định mà bạn không có. Và sự tin tưởng đó thường bắt đầu từ những người bạn có cùng sở thích kinh doanh như bạn, hoặc một điều tin tưởng khác. Tuy nhiên, không phải đối tác nào cũng sẽ cho bạn được thành công như mong đợi, vì bất đồng quan điểm hay công việc không dễ dàng, đôi khi chỉ là những điều nhỏ nhặt trong quá trình kinh doanh cũng dễ dàng trở thành xích mích.
Bạn bè có thể thông cảm nhiều trong cuộc sống khi chúng ta chơi cùng nhau, tuy nhiên trong kinh doanh liên quan đến lợi ích sẽ dễ dàng có xích mích cùng những quan điểm trái chiều khiến những mối quan hệ, và thậm chí công việc kinh doanh trở nên khó khăn.Vì vậy bài viết dưới đây “4 điều bạn cần biết trước khi tiến hành kinh doanh với bạn bè” sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích để tránh những sai lầm không nên xảy ra.
1, Xác định rõ công việc của từng người
Điều đầu tiên trước khi bắt đầu kinh doanh bạn nên xác định 1 cách rõ ràng vai trò của tất cả mọi người trong quá trình kinh doanh. Và hãy giao cho những người bạn của bạn 1 phần trách nhiệm trong công việc kinh doanh đó, đừng ôm quá nhiều việc vào mình. Vì khi có trách nhiệm riêng, mọi người sẽ cố gắng hơn trong công việc của chính họ, vì rằng đó cũng chính là 1 phần lợi ích của họ thay vì cảm giác họ đi làm thuê, ngồi cố làm cho xong việc 1 cách chán nản. Với việc xác định rõ ràng làn đường riêng của mỗi người sẽ khai thác triệt để điểm mạnh của từng cá nhân.
Bí quyết sáng tạo ý tưởng kinh doanh độc đáo (P2)
Trở thành tỷ phú nhờ ý tưởng kinh doanh từ vỏ trấu
2, Bắt đầu các cuộc trò chuyện khó khăn ban đầu
Là một người lãnh đạo, bạn chịu trách nhiệm trong công việc kinh doanh của chính mình cùng các đối tác là bạn bè của bạn thì giao tiếp là điều vô cùng cần thiết. Khác với các mối quan hệ ngoài khi không bị ràng buộc tình cảm, kinh doanh cùng bạn bè sẽ nảy sinh nhiều rắc rối xung quanh. Ví dụ đơn giản như việc, bạn bạn làm sai, nhưng vì đó là 1 lỗi nhỏ và tình cảm bạn bè bạn bỏ qua. Nhưng điều đó diễn ra nhiều lần và dẫn đến cuộc cãi vã lớn hơn ngoài tầm kiểm soát của chính bạn. Vì vậy hãy bắt đầu giải quyết những điều cơ bản liên quan đến lợi ích qua cuộc trò chuyện khó khăn ban đầu. Thậm chí những cuộc thảo luận thẳng thắn về các vấn đề nhạy cảm như vốn chủ sở hữu, tiền lương, mô tả công việc, thậm chí là những xung đột chắc chắn sẽ xảy ra.
Bí quyết thể hiện tình yêu với khách hàng trong kinh doanh
3, Kinh doanh không phải là nền dân chủ
Khi một mối quan hệ bạn bè ngoài công việc kinh doanh, bạn dễ dàng bỏ qua những sai lầm nhỏ, những cuộc thỏa hiệp không cần quan trọng thắng thua hay những quan điểm không phải mối để tâm quá lớn. Nhưng công việc kinh doanh khó khăn hơn nhiều.
Bạn đương đầu cùng sự lên xuống của nhu cầu khách hàng, những bế tắc và sự sai lầm từ phía bạn bè bạn lặp đi lặp lại. Chúng ta dễ tức giận, nhìn về lợi ích chung và những cuộc cãi vã là điều không tránh khỏi. Một điều dĩ nhiên, bạn không thể 1 mình tự quyết định công việc kinh doanh, vì bản thân bạn có thể thiếu những điều mà bạn bè đang có, điều đó khiến bạn cần lắng nghe. Tuy nhiên công việc kinh doanh cần sự kiểm soát, một sự dân chủ thái quá sẽ khiến công việc chệch hướng, cuối cùng là lãng phí thời gian. Và sâu hơn nữa chính là sự quan liêu được bao che dưới vỏ bọc của bạn bè.
Bạn đang ở “tuổi nào của kinh doanh”?
Mặt trái của mạng xã hội đối với kinh doanh
4, Trong kinh doanh quan điểm mới rất quan trọng
Bạn có thể có rất nhiều điểm chung với bạn bè của bạn. Cùng không gian sống, tính cách và kinh nghiệm sống làm nền tảng vững chắc cho tình bạn, nhưng có thể gây những cuộc cãi vã từ một quan điểm kinh doanh. Bạn bè quan trọng, nhưng những ý kiến khác cũng vậy, vì vậy đừng bỏ qua những quan điểm mới từ những người khác.
Trên đây là 4 lời khuyên thiết thực nhất cho 1 công việc kinh doanh khi bắt đầu cùng bạn bè. Những thói quen chung và sự hiểu biết lẫn nhau sẽ khiến công việc của bạn suôn sẻ hơn rất nhiều, thậm chí tốt hơn là thuê những người bạn cho là giỏi. Hãy xem xét 1 cách kỹ lưỡng điểm mạnh điểm yếu của từng người, và đảm bảo sự rõ ràng trong công việc, đừng quên 1 kế hoạch chi tiết và thông minh.
Có thể bạn cần biết:
Ý tưởng kinh doanh nào cho người mới bắt đầu
7 bí quyết kinh doanh “không thay đổi” làm nên thành công của Coca-Cola (P2)
Khởi nghiệp kinh doanh, học tập từ thất bại liệu đã đủ? (P2)