Hà Thành nơi tập chung các trường đại học các công ty lớn nhỏ, khách du lịch từ các nước, sinh viên từ mọi vùng miền. Vì là nơi tập chung rất nhiều người nên nơi đây trở thành thiên đường kinh doanh. “Kinh doanh” có vẻ là cụm từ xa vời với những người không có vốn hoặc có một chút ít. Nhưng không gì là không thể đọc bài viết sau đây các bạn sẽ biết những ý tưởng kinh doanh nhỏ ít vốn hái ra tiền phổ biến đất Hà Thành rất nhiều người đã làm và đã thành công.
Nghề bán trà đá vỉa hè
Đi khắp tuyến phố Hà Nội đâu đâu cũng thấy quán trà đá vỉa hè, Vài ba cái nghế, chục cái cốc, túi hướng dương nhìn thì có vẻ thô sơ, đạm bạc ấy vậy lại là nghề hái ra tiền. Mỗi cốc trà đá chỉ 3000 đồng, đĩa hướng dương 10000 đồng là họ có thể ngồi với nhau cả buổi. Vài ba lạng trà xanh, 2 cân hướng dương vốn liếng một ngày chỉ tầm 50.000đồng mà mỗi ngày thu về mấy trăm nghìn 1 vốn 4 lời. Vừa thoăn thoắt rót trà cho khách, chị Lý (Làng Phú Đô) vui vẻ cho biết: “Cuộc sống nông dân khó khăn, vợ chồng em cũng lăn lộn nhiều nghề, nhưng rồi quyết “trụ” lại với quán trà đá này. Với vốn bỏ ra chưa đến hai triệu đồng từ tiền mua bàn ghế, trà, ít bánh kẹo, vài loại nước giải khát…. Cũng may, chỗ này gần sân bến xe Mỹ đình nên em bán cũng tạm được, vợ chồng em có “đồng ra, đồng vào”. Tuy nhiên, cái gọi là“đồng ra, đồng vào” từ quán trà đá của chị Lý là ước mơ của không ít người, nhất là khi nói đến hiệu quả sinh lời từ đồng vốn.
Quán trà đá ở Hà nội trải dài từ bến xe Giáp Bát, bến xe Mỹ Đình, sân vận động Quốc Gia, cho đến các con hẻm nhỏ ở Hà thành, và đặc biệt tập trung với mật độ dày đặc ở cồng trường Đại học. Chỉ vài trăm ngàn đầu tư mua ít ghế nhựa, vài cái cốc và ít đồ uống nhẹ cùng một vài dịch vụ đi kèm, là đã có thể ra kinh doanh trà đá với lợi nhuận hàng tháng có thể lên đến cả chục triệu đồng. Từ sáng sớm đến tận đêm khuya, quán trà đá hoạt động hết công suất, phục vụ từ sinh viên, dân văn phòng, người lao động, và nó cũng đang góp phần tạo ra một thu nhập cho một bộ phận không nhỏ người dân Hà thành. Trừ chi phí, mỗi ngày người bán trà đá ở Hà Nội cũng thu về bình quân khoảng 200-300 ngàn đồng, tính ra thu nhập cao hơn cả công chức và người lao động làm việc ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chị Vân Anh (Nhân viên văn phòng ở quận Đống Đa) cho biết: “Chúng em tốt nghiệp đại học đàng hoàng, lương giờ chỉ ba triệu một tháng, so với người bán trà đá không thôi đã thua đứt rồi, chứ chưa kể đến nhiều quán trà đá kèm theo ghi đề thì thu nhập hàng ngày của họ “khủng” lắm”. Xem ra, nghề bán trà đá là đệ nhất trong những hề…siêu lợi nhuận của người dân Hà thành
Dịch vụ trông xe đạp và xe máy
So với nghề kinh doanh trà đá, nghề trông xe đạp xe máy cũng là một trong những nghề kiếm ăn khá “béo bở” của nhiều người dân Hà nội. Với mức phí từ 1000-2000đ/1 chiếc xe đạp và từ 3000-5000/1 chiếc xe máy, 15.000-20.000/1 chiếc ô tô, các bãi đỗ xe từ công cộng, đến bãi đỗ xe tự phát của người dân ở các khu tập thể, khu chung cư, các bệnh viện, bến xe ga tàu cho đến các khu phố trung tâm cũng có doanh số mỗi tháng lên đến hàng chục triệu đồng.
Ngoài chi phí phát sinh nho nhỏ thì số tiền còn lại đều bỏ vào túi một cách nhẹ nhàng, ngon ơ, đặc biệt với các bãi đỗ xe tư nhân và bãi đỗ xe mọc lên tự phát. Chị Lan, ở phố Hai Bà Trưng “bật mí”: ‘Cứ đến ngày lễ lớn như kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long, Noel, tết dương lịch, rồi gần đây nhất là ngày 8-3, gia đình chị kiếm được số tiền lên đến dăm triệu đồng mỗi đêm từ việc…giăng dây trên vỉa hè làm bãi gửi xe cho người dân”. Không thể nói quá rằng, nghề trông xe đạp xe máy cũng là một nghề kiếm ăn khá ngon lành của nhiều cư dân Hà nội
Môi giới bất động sản (cò đất)
Từ cái thời giá đất Hà thành tăng vùn vụt theo cấp số nhân, thì nghề “cò đất” cũng trở thành một nghề béo bở của nhiều cư dân Hà thành. Nếu có nhu cầu mua một miếng đất hay đầu tư bất động sản từ Quận Hai bà Trưng, quận Ba đình cho đến các khu vực “Hà nội 2” như Quốc Oai, Thường Tín…. bạn có thể dễ dàng gặp “cò” đất ở bất cứ nơi nào, trong quán cà phê, tiệm sửa xe và ngay cả giữa đồng không mông quạnh.
8 bí quyết kinh doanh bất động sản thành công
Thành phần ‘cò” cũng đa dạng từ anh công chức, chú công nhân, ông xe ôm, bác nông dân đến người bán trà đá, họ làm cò đất như một nghề kiếm tiền tay trái. Họ hướng dẫn tận tình, chi tiết, thậm chí còn biết trước cả quy hoạch, đâu là khu đô thị, khu vui chơi, bệnh viện, trường học và đương nhiên cái mà bạn phải thực hiện đó là “trả tiền hoa hồng”
Chỉ cần nắm bắt được thông tin đất đai ở đâu “sốt”, biết “thổi” vào tai khách hàng thì dễ dàng kiếm bạc triệu. Với phần trăm môi giới dao động từ 1% đến 5%, chỉ cần một tháng một giao dịch là cò đất có thu nhập “khủng” lên đến năm mươi thậm chí hàng trăm triệu đồng. Anh Minh (Phùng, Đan Phượng) tâm sự “Từ ngày đất ở quê tôi “nóng” lên thì nhiều người về đây mua đất lắm, nên tôi cũng tham gia làm cò, vừa giúp hàng xóm anh em bán được giá, mình thì có thêm thu nhập. Nghề tay trái nhưng thu nhập tay phải của gia đình tôi hiện nay đấy, tháng hai vừa rồi gặp vận “đỏ” tôi kiếm được 50 triệu đồng. Tôi mới vào nghề giao dịch nhỏ chứ quê tôi nhiều cò đất kỳ cựu thu nhập cao hơn tôi nhiều”