3 trụ cột không thể thay thế khi khởi nghiệp kinh doanh

Kinh doanh là niềm đam mê và yêu thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng đủ nhiệt huyết để theo đuổi giấc mơ đó. Khi bạn quyết định sẽ khởi nghiệp kinh doanh, bạn thật dũng cảm nhưng kinh doanh không phải là một câu chuyện cổ tích. Không phải chi cần có sản phẩm, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thì khách hàng sẽ biết đến tên tuổi của bạn. Trên thực tế, nhiều nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp đã thất bại nhiều lần trước khi chạm tay đến thành công. Nếu bạn muốn công việc kinh doanh của mình gặt hái được thành công dài hạn, bạn cần quan tâm và đầu tư nền móng vững chắc cho 3 trụ cột cần thiết sau đây ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp.

1. Chuẩn bị đủ ngân sách cho 6 tháng đầu tiên

Tài chính vững chắc chính là mạch máu để nuôi sống doanh nghiệp. Cần nhiều thời gian để mỗi đơn vị khởi nghiệp quay vòng và sinh lời vốn nhưng nguyên tắc quan trọng đầu tiên để khởi nghiệp thành công là luôn duy trì và có đủ tiền mặt trong tài khoản ngân hàng để duy trì hoạt động trong vòng 6 tháng hoặc hơn nữa trước khi bạn chính thức ra mắt sản phẩm. Trước khi vị khách hàng đầu tiên biết và mua sản phẩm, bạn cần chi rất nhiều thứ, từ chi phí thiết kế website, thiết kế sản phẩm, thuê địa điểm văn phòng, thuê nhân viên…Và đây chính là lúc bạn cần sử dụng đến nguồn ngân sách dự phòng.

Chuẩn bị ngân sách 6 tháng trước khi khởi nghiệp kinh doanh

Điều bạn cần làm trước khi quyết định ngân sách dự trù 6 tháng là liệt kê danh sách những khoản cần chi dự kiên sẽ phát sinh, các hóa đơn cần thanh toán cùng 1 số khoản phát sinh đột biến. Việc lập kế hoạch kinh doanh và ngân sách tài chính dự kiến sẽ là liều thuốc giảm đau nếu khoảng vài tháng hoặc 1 năm sau khi khởi nghiệp mà bạn vẫn chưa có đơn hàng nào. Việc này không chỉ có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp mà cả với những bạn muốn kinh doanh online, bán thời gian. Dù bạn chỉ buôn bán nhỏ nhưng chuẩn bị ngân sách là điều cần thiết để bạn duy trì việc kinh doanh của mình.

Zozo – Công ty thiết kế web tốt  hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo bảng giá website doanh nghiệp

2. Kế hoạch marketing và sale cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Tiến quân vào thị trường với những sản phẩm vượt trội hoặc dịch vụ nổi bật là ý tưởng tuyệt vời nhưng công việc kinh doanh của bạn sẽ sớm thất bại nếu không thu hút được một số khách hàng. Trong sự phát triển như vũ bão của thương mại điện tử và các công cụ hỗ trợ quảng cáo, mạng xã hội…việc một doanh nghiệp hay cá nhân tự tiến hành quảng cáo cho doanh nghiệp khởi nghiệp vừa đơn giản mà cũng rất khó khăn.

Xây dựng chiến lược marketing và sale phù hợp cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Xây dựng và phát triển chiến dịch marketing và sale giành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp là điều cần thiết. Tập trung vào điểm mạnh của sản phẩm, dịch vụ, xác định nhóm khách hàng mục tiêu và cách tiếp cận họ, bảng giá, hợp đồng khách hàng, chương trình chăm sóc khách hàng… là một vài trong những yếu tố bạn cần quan tâm cho quá trình khởi động. Chiến lược marketing cho những người mới sẽ hoàn toàn khác với những doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm.

Trước khi tung ra thị trường sản phẩm của mình, bạn nên chuẩn bị và xây dựng mối quan hệ và tương tác với nhóm khách hàng tiềm năng, những người có khả năng rất lớn sẽ trở thành khách hàng trung thành của bạn sau này.

3. Duy trì khả năng làm việc bền bỉ

Kinh doanh là một cuộc đua bất tận, các doanh nghiệp sinh ra, hoạt động và biến mất không ngừng. Một trong những điều khó khăn nhất khi trở thành một doanh nhân, chủ shop bán hàng là giữ vững nhịp độ làm việc hằng ngày. Nhiều người đã phạm sai lầm khi cho rằng lịch trình kinh doanh cũng giống như một chuyến đi bộ tập thể dục trong công viên.

Khi tự làm chủ doanh nghiệp, bạn có thể tự làm việc cho chính mình, sắp xếp thời gian linh hoạt và tận hưởng thành quả lao động, những điều ấy chỉ đến khi bạn đầu tư công sức và danh tiếng bản thân vòa đó. Nhưng trong quá trình kinh doanh và nhất là thời điểm khởi nghiệp, có không ít khó khăn, thách thức – những điều mà trước khi bắt tay vào làm việc bạn không thể tính đến- làm nản chí nhiều nhà kinh doanh. Nếu không có tâm trí và khỏe dẻo dai, sẽ rất khó khăn để bạn vượt qua những bức tường trở ngại ấy.

 Duy trì thói quen làm việc hằng ngày khi khởi nghiệp là điều cần thiết 

Trước khi bắt tay vào khởi nghiệp, đảm bảo rằng bạn có sức khỏe về thể chất và tinh thần để tham gia chuyến phiêu lưu mang tên kinh doanh. Hãy nghĩ đến những ngày dài làm việc, đôi khi là phải vượt ra khỏi giới hạn an toàn của bản thân hoặc cống hiến hết sức cho sự nghiệp kinh doanh, để lên kế hoạch tập luyện và duy trì sự bền bỉ của bản thân. Nếu bạn không nạp đủ 100% năng lượng cho chính bản thân mình, sẽ là rất khó khăn để công việc kinh doanh của bạn đạt thành công ngay từ lúc khởi nghiệp.

Kinh doanh nói chung và hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng đã không còn là câu chuyện lạ lẫm với nhiều người. Để chuẩn bị cho chuyến phiêu lưu của mình thành công, bạn cần trang bị kiến thức, kỹ năng và nhất là nền tảng vững chắc cho 3 trụ cột khởi nghiệp đã được Kinh Doanh Việt kể trên nhé.

> Có thể bạn chưa đọc

7 tuyệt chiêu sử dụng Facebook để thăm dò đối thủ cạnh tranh

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

bảng giá website doanh nghiệp

(Theo: http://www.entrepreneur.com/)


Chia sẻ bài viết này