Mở một cửa hàng bán lẻ không hề dễ dàng, ngoài vấn đề chi phí bạn phải quan tâm đến rất nhiều yếu tố khác như vị trí, sự an toàn, trang thiết bị,… mới có thể phát triển bền vững và nhanh chóng được. Phần 1 của bài viết 10 điểm lưu ý khi mở một cửa hàng bán lẻ chúng ta đã cùng tìm hiểu 5 yếu tố bên ngoài, phần 2 này sẽ là các yếu tố bên trong cửa hàng mà bạn phải sắp xếp sao cho hợp lý.
6. Nhà kho
Muốn kinh doanh tốt phải có một nhà kho an toàn, sắp xếp khoa học
Nếu coi thương trường như chiến trường với cửa hàng bày bán sản phẩm đóng vai trò tiền tuyến, thì nhà kho chính là hậu phương không thể thiếu nếu bạn muốn giành chiến thắng. Các cửa hàng bán lẻ thường phải nhập một lượng hàng trữ trong kho nên việc sắp xếp và bảo quản cực kì quan trọng. Bạn nên lắp đặt hệ thống thông gió, đảm bảo nhà kho luôn khô thoáng, ngoài ra cũng phải có biện pháp phòng ngừa chuột, mối phá hoại. Bên cạnh đó, hãy áp dụng một số thiết bị công nghệ hiện đại để quản lý kho, tiết kiệm thời gian, chi phí và thống nhất với quá trình bán hàng, tránh trường hợp mất mát, gian lận của nhân viên. Bạn có thể tham khảo một số phần mềm quản lý kho trên thị trường giải quyết vấn đề này.
7. Ánh sáng
Ánh sáng là một yếu tố rất quan trọng trong cửa hàng bán lẻ, hỗ trợ việc trưng bày sản phẩm, giúp khách hàng lựa chọn dễ dàng hơn chứ không chỉ có chức năng chiếu sáng thông thường. Nhiều cửa hàng vì để tạo tính độc đáo đã chọn đèn điện màu thay vì ánh sáng trắng, mặc dù không gian quán có vẻ đặc biệt hơn nhưng lại ảnh hưởng đến việc xác định màu sắc của sản phẩm. Có cửa hàng sử dụng quá nhiều đèn với cường độ sáng mạnh, dễ gây mỏi mắt khi đứng chọn hàng quá lâu. Bạn cần thiết lập hệ thống chiếu sáng hợp lý, tốt nhất là dùng nhiều đèn điện nhỏ ở các khu vực hàng hoá khác nhau để đảm bảo không chỗ nào bị khuất bóng, chọn ánh sáng dịu, vừa phải, hạn chế chọn đèn màu.
8. Lắp đặt hệ thống chống trộm cho cửa hàng bán lẻ
Nên lắp đặt các thiết bị đề phòng kẻ gian trộm cắp
Các cửa hàng tiện ích, siêu thị mini và những cửa hàng bán lẻ cho phép khách vào chọn đồ cần đặc biệt chú ý đến điểm này. Mặc dù không gian nhỏ hoặc đã có nhân viên giám sát, nhưng bạn vẫn nên lắp thêm camera, gương phản chiếu tại góc khuất để đề phòng kẻ gian trà trộn vào trộm cắp. Bàn thanh toán nên đặt ngay gần cửa, bất kỳ ai ra vào cũng cần phải đi qua chỗ bạn kiểm tra. Các tủ, kệ đựng đồ nên có khoá hoặc chốt an toàn, không cho phép khách tự tiện lấy đồ mang ra.
9. Thiết bị bày sản phẩm
Diện tích của các cửa hàng bán lẻ thường không quá lớn, để tận dụng không gian bạn cần lắp đặt thêm tủ đựng, giá treo, kệ hàng,… Những thiết bị này phải có chất lượng thật tốt, đảm bảo không hư hỏng trong vài năm sắp tới. Bạn nên sắp xếp chúng khoa học, phân ra từng gian, từng tầng khác nhau ứng với mỗi loại sản phẩm để khách hàng dễ lựa chọn hơn. Các loại tủ nên có cửa bằng kính cường lực, hạn chế đổ vỡ và phòng chống trộm cắp.
10. Trang thiết bị hỗ trợ bán hàng
Ngoài những thiết bị bị như tủ, kệ trưng bày sản phẩm, camera chống trộm,… bạn cũng nên trang bị những thiết bị công nghệ khác hỗ trợ việc bán hàng được thuận lợi hơn, ví dụ như máy in hoá đơn, máy quét mã vạch, phần mềm quản lý bán hàng,… Những thiết bị công nghệ (cả phần cứng và phần mềm) này sẽ giúp quá trình bán hàng của bạn đi vào hệ thống thống nhất, tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.
Mở cửa hàng bán lẻ thường gặp rất nhiều khó khăn, bạn phải đặc biệt lưu ý từng chi tiết nhỏ để quá trình kinh doanh sau này thuận lợi hơn.
Đọc thêm bài viết khác tại đây:
10 điểm lưu ý khi mở một cửa hàng bán lẻ (P1)
Thành công trong bán lẻ: phải tạo sự khác biệt
Mẹo trang trí cửa hàng quần áo hút khách