Trở thành tỷ phú dưới 30 tuổi với ý tưởng kinh doanh nông nghiệp (P3)

Từ xưa nhiều người luôn quan niệm nghề nông chỉ dành cho những ai có sức nhưng không có trí, là một nghề vất vả làm cả đời cũng chẳng giàu lên nổi. Thế nhưng hiện tại đã khác, khoa học công nghệ phát triển đã giúp nông nghiệp trang bị nhiều công cụ hỗ trợ tân tiến hơn, người nông dân cũng được phổ cập các kiến thức cơ bản và chuyên môn nâng cao để cải thiện năng suất công việc. Hãy nhìn vào những gì Ngô Kim Lai làm được với đông trùng hạ thảo hay trang trại gà hơn nghìn con của anh Trần Văn Hải, rồi nhà xưởng rộng vài trăm mét vuông chuyên sản xuất “bếp khói” của kỹ sư Lê Trường An và 250 đàn ong mật của chàng trai vừa bước qua tuổi hai mươi Phạm Văn Bảo Trung. Họ đều chưa đến 30 tuổi, nhưng bằng nghị lực và tinh thần học hỏi đã trở thành những tỷ phú nông dân chính hiệu. Tiếp nối hai phần trước của bài viết Trở thành tỷ phú dưới 30 tuổi với ý tưởng kinh doanh nông nghiệp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 2 chàng trai tài hoa không kém nữa.

1. Phất lên nhờ chim trĩ

Bỏ ngang giấc mơ đại học, anh Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1990 tại Lý Nhân, Hà Nam về làm thuê cho người chú tại một trại nuôi chim. Nhờ khả năng quan sát và tinh thần học hỏi, anh nhận thấy trong tất cả các loại chim mà chú mình nuôi, có loại chim trĩ đỏ giá vừa phải, chuyên bán lấy thịt sẽ có đầu ra dễ hơn các loại khác. Thế là một năm sau anh về nh, quyết định cùng gia đình vay vốn khoảng 40 triệu đồng xây dựng trai nuôi chi trĩ đỏ rộng chừng 30 mét vuông. Hiện nay trang trại của anh đã nới rộng đến 2000 mét vuông, đỉnh điểm nuôi tới hơn một nghìn con chim trĩ.

Trang trại chim trĩ hơn nghìn con của anh Nguyễn Văn Thắng

Anh tâm sự, từ năm 2013 trở đi chim trĩ được xếp vào diện động vật cho phép chăn nuôi buôn bán bình thường, còn trước đó anh phải rất vất vả xin thủ tục, giấy tờ mới xuất chuồng đem kinh doanh được. Anh cũng chia sẻ, thịt chim trĩ bán được vào khoảng tháng 9 đến tháng 2 năm sau, giá mỗi kg vào khoảng hơn 200.000đ, trừ chi phí chăn nuôi anh thu được lợi nhuận trên 200 triệu mỗi năm. Còn vào những tháng khác, anh Thắng chủ yếu bán chim giống và chim hậu bị (chuyên để sinh sản), với số lượng xuất chuồng hơn 1000 chim non và 400 chim hậu bị, anh thu về khoảng 300 triệu một năm. Như vậy tính qua có thể thấy thu nhập của anh thuộc hàng cao, nhất là lĩnh vực anh chọn lại là nông nghiệp.

Ông chủ trẻ cho rằng nuôi chim thương phẩm, bán thịt thì nhanh thu hồi vốn hơn, còn phát triển nuôi giống thì hơi khó, đầu tư lâu dài và phải có kỹ thuật chăm sóc tốt. Anh cũng khuyên người nuôi không nên ham nhiều, nuôi ồ ạt mà phải mở rộng quy mô từ từ.

2. Vườn phật thủ trăm triệu của chàng trai Thanh Hoá

Cũng như anh Thắng, chàng trai miền núi Thanh Hoá của chúng ta không thể thực hiện ước mơ đại học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, vất vả. Thế nhưng bằng ý chí vươn lên làm giàu cùng khả năng nắm bắt xu hướng thị trường tốt,  đã trở thành tấm gương cho những thanh niên miền quê nghèo xứ Thanh.

Chàng trai trẻ xứ Thanh làm giàu từ cây Phật thủ

Sau kỳ tập huấn nghĩa vụ quân sự, Xoa trở về quê, nhận thấy loại quả bưởi hình dáng kì lạ như bàn tay Phật được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt vào dịp lễ Tết. Thế là chàng trai trẻ bắt đầu tìm hiểu về loại quả này, đến tận những nhà vườn tại Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang,… để tầm sư học đọc, quyết học hỏi cho bằng được kỹ thuật và kinh nghiệm trồng phật thủ. Khi đã có được lượng kiến thức nhất định, ước mơ làm giàu của Xoa lại tiếp tục gặp phải trở ngại vì thiếu vốn và gia đình ngăn cản. Nhưng với sự kiên định, khả năng thuyết phục anh đã vay được ngân hàng khoảng 50 triệu cộng thêm khoản mượn của người thân, nhập về từ Hà Nội 300 gốc cây phật thủ để gây giống. Ngoài ra, chàng trai này còn trích ra thêm 18 triệu để mua 12 cặp chim trĩ giống cùng 400 con gà ri, kết hợp cả nuôi và trồng, như vậy mới thấy đầu óc tính toán của Xoa rất tinh tế.

Thế nhưng khó khăn vẫn chưa dừng lại, nuôi trồng vất vả là thế, mà gần đến mua bưởi ra quả lại trúng mùa khô hạn, hai chị em Xoa phải thức trắng nhiều đêm xách nước xa hàng cây số về tưới cho cây. Còn số gà ri gần một phần tư trong số mua về bị bệnh mà chết yểu, chim trĩ cũng khó khăn lắm mới sống sót. Mặc dù vậy Xoa vẫn không bỏ cuộc, anh luôn cố gắng chăm bẵm để đợi ngày thu trái ngọt.

Và trời không phụ lòng người, dịp tết 2014 Xoa cùng gia đình phấn khởi thu hoạch 300 cây phật thủ, mang về hơn 1000 quả, giá bán ra trung bình 80.000đ một quả. Đàn chim và gà ri anh nuôi cũng mang về một khoản thu nhập không nhỏ. Lợi nhuận mà anh thu về ước tính gần 500 triệu mỗi năm và khá ổn định. Hiện tại anh đã mở rộng quy mô thêm 500 cây phật thủ giống cùng trên 400 con gà, hơn 20 cặp chim nữa. Với những dự định ấy, chắc chắn trong tương lai không xa Xoa sẽ trở thành một tỷ phú nông dân thực sự.

Với 6 tấm gương này đã chứng minh rằng nông nghiệp không có nghĩa là nghèo khổ, có những người đã trở thành tỷ phú với những ý tưởng kinh doanh nông nghiệp độc đáo đó.

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

Trở thành tỷ phú dưới 30 tuổi với ý tưởng kinh doanh nông nghiệp (P1)

Trở thành tỷ phú dưới 30 tuổi với ý tưởng kinh doanh nông nghiệp (P2)

Những khó khăn khởi nghiệp mà bạn không thể tránh


Chia sẻ bài viết này