Mách bạn cách kiếm tiền với dịch vụ gói bánh chưng ngày Tết

Ngày xưa, con người ta chỉ mong từng ngày, từng giờ đến Tết để được xum họp, đoàn tụ bên gia đình, còn ngày nay, những ngày giáp Tết lại trở thành cơ hội kiếm tiền lớn không thể bỏ qua của nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ có “máu kinh doanh” thì luôn coi đây là dịp thử sức mình trong lĩnh vực kinh doanh cũng như tận dụng kiếm thêm tiền tiêu Tết. Cũng là ngày xưa, Tết đến là nhà nhà quây quần cùng nhau gói bánh chưng, thức thâu đêm để trông nồi bánh cũng là 1 nét truyền thống nhưng ngày nay, nhiều nơi, đặc biệt là ở các thành phố đã không còn giữ truyền thống gói bánh chưng ngày Tết nữa mà thay vào đó là nhu cầu mua bánh chưng gói sẵn ngày càng tăng.

Nhu cầu mua bánh chưng ngày Tết gói sẵn ngày càng tăng cao

Nắm bắt được xu hướng tâm lý này, mỗi dịp gần Tết, nhiều cơ sở sản xuất bánh chưng, bánh tét bắt đầu nhộn nhịp thuê lao động làm hay ngay cả giới văn phòng, học sinh, sinh viên cũng rộn ràng quảng bá dịch vụ nhận đặt gói bánh chưng ngày Tết trên mạng.

Dạo quanh thị trường dịch vụ đặt bánh chưng ngày Tết, năm nay người tiêu dùng không chỉ bó hẹp trong 1 loại bánh chưng truyền thống mà còn hướng đến các hương vị khác nhau như bánh chưng gấc, bánh chưng cốm, bánh chưng nếp cẩm… So với năm ngoái, giá bánh chưng năm nay tăng từ 5-15% vì giá nguyên liệu làm bánh tăng. Tuy nhiên, mỗi năm nhu cầu đặt bánh chưng ngày Tết lại tăng cao hơn, trung bình năm sau tăng hơn năm trước gấp đôi hoặc gấp rưỡi. Thông thường bánh có khối lượng càng nặng giá càng cao, giá dao động của các loại bánh chưng từ 80.000-120.000/chiếc loại vừa. Ngoài ra cũng có bánh chưng chay với giá rẻ hơn chỉ từ 35.000-75.000/chiếc. Một số chủ cửa hàng bán bánh chưng tại Hà Nội cho hay những ngày gần Tết có khi bán được vài nghìn chiếc mỗi ngày.

Bánh chưng gấc có vị ngọt đậm đà, ruột màu đỏ vừa đẹp mắt lại tượng trưng cho sự may mắn, phát tài của năm mới nên thường được người tiêu dùng ưa chuộng nhiều nhất trong năm nay.

 

Bánh chưng ngày Tết được rao bán trên các website bán hàng, diễn đàn, mạng xã hội

Bánh chưng nếp cẩm làm từ hạt nếp cẩm, màu đen tím, mềm dẻo, vị lạ miêng, thanh mát có nguồn gốc sâu xa từ người Tày ở tỉnh Lạng Sơn. Bánh chưng nếp cẩm thường sẽ được ngâm tro khử chua, người ăn sẽ không có cảm giác ngán hay nóng khi ăn bánh chưng cẩm.

 

Bánh chưng nếp cẩm

Bánh chưng cốm, chủ yếu được bán ở khu hàng Than (Hà Nội) mùi thơm nức, nhân ngọt đậu xanh, thịt nạc được nấu giống chè kho.

 

Bánh chưng cốm

Còn bánh chưng chay năm nay cũng khá được ưa chuộng, nhân làm bằng đậu xanh trộn với nấm hương sao tẩm đậm đà. Không chỉ ăn không bị ngấy mà bánh chưng chay còn để lâu được hàng tháng trời, giá thành lại còn rẻ hơn, chỉ từ 35.000-75.000/chiếc.

Nếu bạn cũng đang muốn tận dụng những ngày giáp Tết này làm bánh chưng để bán thì hãy tham khảo phần hướng dẫn dưới đây của Kinh Doanh Việt.

Ngay từ bây giờ, bạn cần “đánh động” với bạn bè và cộng đồng mạng trên mạng xã hội, các diễn đàn rằng tôi đang bán bánh chưng truyền thống đấy, có đủ loại, đủ vị theo yêu cầu của khách hàng. Hãy đầu tư trong khâu hình ảnh và đừng quên cam kết và đảm bảo về chất lượng cũng như độ an toàn của bánh bạn làm nhé. Bởi vì hiện nay, có một số các cơ sở bán bánh chưng “đểu” tức là vỏ dày, nhân ít hoặc không đảm bảo vệ sinh các nguyên vật liệu khi gói, đặc biệt, còn có những trường hợp cho pin hay hóa chất vào luộc cùng để rút ngắn thời gian chín nhừ và giúp bánh màu xanh đẹp mắt. Trong quá trình sản xuất từng mẻ bánh, bạn nên cập nhật với những khách hàng của bạn để tăng cường sự đảm bảo hơn.

Xem chi tiết: Phải làm gì khi muốn bán hàng trên mạng?

Cách chọn mua nguyên liệu làm bánh chưng đẹp và ngon

Theo những người làm bánh chưng truyền thống thì muốn bánh chưng xanh đẹp và ngon trước hết phải biết cách chọn nguyên liệu gói bánh chưng như lá dong, lạt gói, gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh…

– Lá dong: Để dễ gói và giữ màu vỏ bánh xanh nên chọn loại lá dong bánh tẻ nghĩa là không quá non hoặc quá già, màu xanh đậm, khổ lá rộng vừa phải, cuống nhỏ.

Mua lá dong ở đâu Hà Nôi? Xung quanh Hà Nội có nhiều nơi trồng lá dong như làng Tràng Cát (Kim An –Thanh Oai), Tranh Khúc (Thanh Trì)… bạn có thể qua trực tiếp để lấy với số lượng nhiều, giá bán khoảng 50.000-70.000 đồng/bó 100 lá, có thời điểm lên tới 100.000 đồng/bó. Còn nếu mua ít, nên tới các khu chợ có bán lá dong như cửa ga Trần Quý Cáp…

Còn ở TP Hồ Chí Minh, các khu chợ lá dong trở nên sầm uất mỗi dịp Tết về, điển hình là khu ngã ba Ông Tạ, nơi giao nhau giữa đường Phạm Văn Hai và Cách mạng tháng 8 (Tân Bình) vào những ngày từ 19-29 Tết.

– Lạt gói bánh: Bạn có thể mua đốt giang 70-90cm về cạo vỏ xong tự chẻ, phơi khô hoặc mua lạt đã chẻ sẵn. Nên chọn loại lạt dang, mỏng, mề và dẻo, dễ buộc.

– Gạo nếp: Chọn gạo nếp có hạt to, bóng mẩy đều, thơm và dẻo, ngon nhất là nếp cái hoa vàng, nếp nương Điện Biên.

– Đỗ xanh: Có thể mua đỗ tách vỏ hoặc chưa tách vỏ. Chọn loại đỗ xanh hạt nhỏ, tròn mẩy, ruột vàng.

– Thịt lợn: Ngon nhất là thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn, không nên chọn thịt quá nạc bởi nhân bánh dễ bị khô.

Hướng dẫn cách gói bánh chưng ngày Tết đẹp, vuông vắn không cần khuôn:

Hướng dẫn cách gói bánh chưng ngày Tết đẹp bằng khuôn:

Lưu ý: Nồi nấu bánh phải được lau, rửa sạch sau mỗi lần luộc để đảm bảo vệ sinh. Thành phẩm khi gói xong phải vuông, kín, đều đẹp. Sau khi luộc chín, vớt bánh ra, xếp chồng lên nhau rồi dùng vật nặng nén cho bánh rền, phẳng và chắc mịn hơn. Khi bóc ra, bánh có màu xanh của lá dong, mùi thơm quyện của gạo nếp, đậu xanh, thịt ninh và hạt tiêu.

 


Chia sẻ bài viết này