Mặc dù hiện nay, tiếp thị kỹ thuật số đang thực sự chiếm lĩnh trong hoạt động kinh doanh, nhưng email marketing vẫn giữ vững được vai trò quan trọng của mình là một kênh tiếp thị không thể thiếu cho bất cứ doanh nghiệp nào.
Tuy nhiên, việc làm thế nào để tăng tỷ lệ mở mail và click link là một vấn đề khiến bao nhiều nhà tiếp thị cảm thấy đau đầu. Thông thường thì bạn chỉ có khoảng 2 giây (nhiều nhất là 2 giây) để thuyết phục người nhận mail rằng email của bạn đáng được mở ra để đọc. Bởi lẽ khách hàng chỉ dành đúng khoảng 2 giây ấy để quyết định xem có nên mở một mail ra để đọc hay bỏ qua nó, hoặc xóa nó đi.
5 yếu tố tác động đến quyết định mở mail của khách hàng
Người nhận thường đưa ra quyết định mở mail dựa trên 5 yếu tố cơ bản sau khi nhìn vào Hộp thư đến của mình:
– Thời gian và ngày gửi;
– Địa chỉ gửi thư;
– Dòng tiêu đề;
– Lời chào hỏi;
– Đoạn mô tả email được hiển thị bên ngoài.
Người nhận sẽ xem xét 5 yếu tố trên và gần như ngay lập tức sẽ quyết định việc mở mail đọc hay là bỏ qua nó.
8 câu hỏi cụ thể lướt qua trong đầu khách hàng
Mình có đang bận rộn hay không?
Trong giờ làm việc, khi quá bận rộn, khách hàng của bạn sẽ không quan tâm đến những email ngoài luồng công việc. Do vậy, những email được gửi trong giờ làm việc cao điểm sẽ ít có khả năng được mở như những email được gửi vào đầu hoặc cuối ngày.
Mình có biết người này hay không?
Một tin email từ người lạ rõ ràng là ít có khả năng được mở hơn email từ những người mà người nhận đã biết hay cảm thấy quen địa chỉ quen thuộc. Hãy cố gắng cá nhân hóa và tạo sự thân thiết hết mức có thể.
Người này có làm việc trong công ty hay mạng lưới của mình không?
Email từ một địa chỉ quen thuộc vẫn sẽ ít có khả năng được mở hơn so với một email nội bộ hoặc email từ một người được biết đến.
Email này chuyên nghiệp hay chỉ nghiệp dư?
Yếu tố chuyên nghiệp tác động rất lớn đến quyết định mở mail của khách hàng. Thường họ sẽ không quan tâm đến những email quá nghiệp dư, email được gửi từ máy chủ dùng chung (như Gmail) hoặc những địa chỉ URL không hợp quy cách (như “.us”,…). Do vậy, hãy cố gắng chuyên nghiệp hóa bản tin email của bạn từ những chi tiết nhỏ nhất như địa chỉ URL, chẳng hạn như dùng “.com” hay “.org”.
Người này có biết mình không?
Thông thường, một email sẽ bắt đầu bằng câu chào hỏi: “Dear…” hoặc “Hi…” ít có khả năng được mở đọc hơn những email chỉ đơn giản bắt đầu bằng tên của người nhận. Bởi nó thể hiện sự thân thiết, một mức độ quen biết sâu và thể hiện rằng người gửi có quen biết với người nhận.
Email có liên quan tới mình hay không?
Khi chưa mở đọc, người nhận sẽ cảm nhận nội dung email thông qua tiêu đề và đoạn mô tả ngắn. Những email có dòng tiêu đề và đoạn mô tả viết chung chung sẽ ít có khả năng được mở hơn những email ngay lập tức thể hiện được công việc, mục tiêu hay quyền lợi liên quan đến người nhận.
Đây có phải là email spam không?
Khách hàng ngày nay rất thông minh, và họ cũng rất “dị ứng” với những từ ngữ “quá đà” khi bạn nói về bản thân hay nói đến quyền lợi dành cho họ, chẳng hạn những từ như “Tốt nhất”, “đảm bảo nhất”,… Có lẽ vì thế mà những email có dòng tiêu đề và đoạn mô tả chứa những từ ngữ mang tính chất spam này sẽ ít có khả năng được mở đọc hơn so với những email bình thường khác.
Email này thú vị hay nhàm chán?
Dòng tiêu đề và đoạn mô tả không chỉ cho người nhận email biết nội dung có liên quan đến mình không, hay đó có phải là thư spam không,… mà còn mang lại cho họ cảm giác thú vị hay nhàm chán. Những email có dòng tiêu đề và mô tả không có gì đặc biệt, thậm chí là tầm thường sẽ ít có khả năng được đọc mở hơn so với những email được thể hiện một cách hấp dẫn, thú vị.
Bằng việc tối ưu hóa email phù hợp với những câu hỏi và cân nhắc của khách hàng, bạn có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ mở mail. Từ đó gia tăng tối đa hiệu quả của hoạt động tiếp thị email marketing.