Mặc dù nền kinh tế chưa thực sự khởi sắc nhưng thị trường bán lẻ tại Việt Nam vẫn khá sôi động, bằng chứng là các cửa hàng bán lẻ ngoại có thương hiệu lớn đang coi Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ tốt những sản phẩm mà họ cung cấp. Vậy những cửa hàng bán lẻ trong nước làm gì để tăng doanh thu cho cửa hàng mình. Dưới đây là 5 cách hữu ích giúp bạn tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ:
1. Nâng cao trình độ quản lý cửa hàng bán lẻ
Như ta vẫn thường thấy, ở Việt Nam vẫn duy trì kênh phân phối truyền thống thông qua các đại lý, cửa hàng bán lẻ nhỏ hay những cửa hàng tạp hóa tự phát là chính, còn kênh phân phối hiện đại như dạng siêu thị, kênh phân phối ứng dụng thương mại điện tử thì vẫn rất ít, chủ yếu tập trung tại thành phố lớn. Việc nâng cao trình độ quản lý cửa hàng là rất cần thiết, thiết kế cửa hàng phải sạch sẽ, hiện đại, áp dụng các thành tựu về công nghệ vào hoạt động bán lẻ. Sử dụng công nghệ POS hiện nay đang trở nên phổ biến và được áp dụng nhiều tại các công ty cũng như các tập đoàn lớn
Sử dụng công nghệ POS giúp nâng cao tính cạnh tranh cho thị trường bán lẻ bằng việc thay thế các các thức quản lý cũ như cộng sổ hay ghi chép hàng ngày bằng phần mềm. Một cách nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều. Đồng thời với một hệ thống quản lý bán hàng gồm phần mềm, máy đọc mã vạch, máy in hóa đơn… những bất cập của phương pháp quản lý thủ công được khắc phục như có tính chyên nghiệp cao, giảm thiểu nhầm lẫn về thanh toán, đặc biệt là tạo nên sự đồng bộ cho hệ thống cửa hàng cả về mặt dữ liệu lẫn phương thức quản lý.
2. Theo dõi đối thủ cạnh tranh
Đừng nghĩ bán lẻ là không cần theo dõi đối thủ cạnh tranh, việc theo dõi giúp bạn nắm bắt, cập nhật xu hướng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, tùy theo quy mô kinh doanh của mình mà doanh nghiệp của bạn nên áp dụng các hình thức theo dõi đối thủ cho phù hợp. Đối với doanh nghiệp nhỏ, bạn không cần tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc mà chỉ cần tạo nên một quá trình thường xuyên thì sẽ theo dõi được các đối thủ của bạn một cách dễ dàng.
Một số cách thức theo dõi được áp dụng phổ biến như sử dụng công cụ Google Alerts, kết nối trực tiếp với đối thủ trên các phương tiện truyền thông xã hội, đăng ký danh sách nhận thư và tin khuyến mãi của đối thủ, trở thành người mua hàng bí mật, theo dõi những thông tin mà họ tung ra.
3. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là bước thiết yếu, giúp bạn hiểu hơn về nhu cầu khách hàng, từ đó bạn sẽ có những bước đi đúng đắn trong việc tung ra những chiến lược thích hợp trong thị trường bán lẻ. Qua nghiên cứu thị trường, bạn có thể hình thành nên ý tưởng phát triển một sản phấm mới và lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thị trường. Ví dụ như, qua nghiên cứu, bạn có thể thấy được thực tế là một sản phẩm có thể sẽ rất phổ biến ở thị trường này nhưng lại được coi là đặc biệt ở một thị trường khác.
Nghiên cứu thị trường cũng hỗ trợ cho bạn tìm ra những thị trường lớn nhất cho sản phẩm của bạn, cho phép thu gọn tầm nhìn và nỗ lực hiệu quả vào một lĩnh vực nhất định. Từ đó, cho ra những thủ thuật giới thiệu sản phẩm một cách tốt nhất và tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn.
4. Các chương trình khuyến mãi, quảng cáo
Trong khi thị trường đang bước vào giai đoạn bão hòa, cạnh tranh khốc liệt thì ngoài yếu tố nâng cao chất lượng, các cửa hàng bán lẻ cũng áp dụng nhiều chiêu thức khuyến mãi để câu khách. Các chương trình khuyến mại, giảm giá luôn thu hút khách hàng nếu bạn muốn nhắm vào mục đích tăng doanh thu, cách thức quảng cáo sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp đều được áp dụng, đó có thể là treo poster, gửi email, giảm giá, chiết khấu tặng kèm…
Tuy nhiên, dù khuyến mãi gì thì cũng nên sử dụng một cách luân phiên, thay đổi liên tục thì mới mong thu hút được khách hàng. Các hình thức khuyến mãi áp dụng như thẻ mua hàng thường xuyên, giảm giá, chiết khấu, quà tặng, nhóm quà thưởng, gửi email cảm ơn… Tất cả những cách đó đều sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tạo được ưu thế trong việc xây dựng lòng trung thành khách hàng đối với sản phẩm của mình.
5. Chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng là tất cả những gì doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong mỏi của khách hàng. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu có một sản phẩm hay dịch vụ nào không tốt thì vẫn phải giữ lại được khách hàng thông qua công tác chăm sóc khách hàng. 3 yếu tố then chốt quyết định đến sự thỏa mãn khách hàng đó là các yếu tố liên quan đến sản phẩm (đúng giá, đúng hàng); các yếu tố thuận tiện (đúng lúc, đúng nơi); các yếu tố về con người (đúng cách).
Một nhân viên được đào tạo tốt là một người có những hiểu biết sâu sắc về sản phẩm. Ví dụ như, nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh một phần mềm quản lý bán hàng thì nhất định, nhân viên bán hàng của bạn phải có một sự hiểu biết chuyên môn cơ bản nhất về sản phẩm và cách sử dụng nó để có những kiến thức kịp thời tư vấn cho thắc mắc của khách hàng.
Tuyển nhân viên bán hàng bằng cách nào thì hiệu quả?