Những ý tưởng kinh doanh “lãng xẹt” của các triệu phú trên thế giới

Sáng tạo, thông minh, kèm theo một chút may mắn đã biến nhiều người trở thành triệu phú với khối tài sản kếch xù chỉ với ý tưởng kinh doanh độc đáo

ý tưởng kinh doanh “lãng xẹt” của các triệu phú trên thế giới

1. Sara Blakely – bán đồ lót trở thành tỷ phú

Với khối tài sản được ước tính khoảng 1 tỷ USD, bà chủ của Spanx – công ty chuyên sản xuất đồ lót nổi tiếng thế giới đã từng trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất trong danh sách của Forbes. Tuy nhiên ít ai biết rằng bà chủ này chỉ là một nhân viên kinh doanh bình thường và ý tưởng kinh doanh đến một cách tình cờ. Trong suốt thời gian làm nhân viên tại  Disney World và Danka, Sara luôn cảm thấy khó chịu vì phải mặc quần bó, nhất là vào thời tiết nóng nực. Vì vậy vào một buổi tối cô đã có một quyết định bước ngoặt đó là cắt rời phần thân dưới chiếc tất quần và thế là ý tưởng về Spanx ra đời. Cô đặt tên công ty mình là Spanx (nghĩa là phát vào mông) vì “Từ Spanx nghe rất vui nhộn và nó làm mọi người khó có thể quên được”.

Sara Blakely – bán đồ lót trở thành tỷ phú

Tuy nhiên khi nhận được mẫu thiết kế sản phẩm, hầu hết các chủ xưởng may đều cho rằng nó sẽ chẳng bao giờ bán được, nhưng rồi cuối cùng cũng có người đồng ý giúp cô hiện thực hóa ý tưởng điên rồ này. Với số vốn dành dụm hơn 5000 USD, cô phải cân đối trả cho đối tác cũng như thực hiện các công việc marketing…Và vận may cũng đến với Blakely khi sản phẩm của cô được stylist của Oprah Winfrey chú ý tới và nhập về. Tháng 10/2000, Oprah đã tuyên bố rằng Spanx là hãng quần áo ưa thích nhất của bà. Spanx lúc đó thậm chí còn chưa có website.Ngay lập tức sản phẩm được tiêu thụ nhanh chóng và trong 3 tháng đầu tiên đã bán được ơn 50.000 sản phẩm. Đến nay Blakely bà chủ đã phát triển nhiều sản phẩm khác nhau như quần áo lót bó gọn người, đồ tắm và đồ dạo phố.

2. Anh em nhà Murray – thương hiệu thời trang Vineyard Vines

Từng bị mọi người chê cười khi bỏ việc nhưng hai anh em là Shep và Ian – thành phố Manhattan (Mỹ) vẫn quyết định lập thương hiệu Vineyard Vines chuyên bán cà vạt. Từng có kinh nghiệm khi làm nhân viên quảng cáo và quan hệ khách hàng, hai anh em quảng cáo, bán hàng ở bất cứ nơi nào có thể như trên thuyền cho đến các quán ba. Với sự khôn khéo, chỉ trong vòng 1 tuần 800 chiếc cà vạt đã hết sạch, mang lại nguồn doanh thu lớn. Khi danh tiếng vươn xa, họ đã trả hết số nợ cũ và chuyển văn phòng làm việc mới.

Sau đó hai anh em quyết định lập nên một hệ thống bán các sản phẩm quần áo vào năm 2009 với 18 cửa hàng bán lẻ trên toàn nước Mỹ. Ngoài ra sản phẩm cũng phủ khắp 500 cửa hàng lớn nhỏ khác. Doanh thu trong năm 2011 của thương hiệu này ước tính vào khoảng 100 triệu USD.

3. Brian Scudamore – bỏ học và kiếm hàng triệu USDB từ “nghề hót rác”

Vào năm 1989, Brian Scudamore khi đang ngồi ăn trọng tiệm McDonald’s đã nhìn thấy một chiếc xe chở rác với dòng chữ “Xe gom tác của Mark”, bên trong có rất nhiều đồ cũ. Một ý tưởng bất chợt nảy ra trong đầu ông “Chiếc vé vàng của mình đây rồi. Tại sao mình không mua một chiếc xe tải và thực hiện công việc chở rác nhỉ”. Và ngay lập tức Scudamore đã bỏ 700 USD để mua xe tải chở hàng và bắt đầu thu gom rác thải tại trường đại học British Columbia để kiếm tiền trả học phí.

Brian Scudamore và chiếc xe tải đầu tiên

Năm 1993, anh quyết định nghỉ học để toàn tâm toàn ý cho công ty của mình. Công việc phát triển nhanh chóng và đến năm 1997 anh đã có trong tay 6 xe dọn rác ở Vancouver và hai chiếc ở bang Victoria. Năm 1998, anh đổi tên công ty thành 1-800-GOT-JUNK, và một năm sau đó anh mở chi nhánh đầu tiên ở Canada. Hiện nay công ty của Brian Scudamore có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới với hơn 1000 xe tải và mang lại hơn 100 triệu USD. Mục tiêu tiếp theo của ông là cán mốc doanh thu 1 tỷ USD và mở rộng mạng lưới tới hai quốc gia nữa

4. Andy Schamisso – thương hiệu trà Inko’s White Tea

Có lẽ Andy Schamisso phải cảm ơn người vợ yêu quý của mình vì là người giúp ông sinh ra một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Một ngày nọ khi người vợ của Schamisso không tài nào tìm được túi bạch trà bà vẫn hay dùng để pha chế trà đá, ông đã thử lên Internet tìm công dụng của loại trà này. Được vợ chỉ dẫn công thức pha trà, Andy Schamisso đã quyết định giới thiệu nó tới đông đảo người tiêu dùng thông qua công ty Inko’s White Tea vào năm 2002. Thời điểm đầu tiên rất khó khăn khi Schamisso phải bán hàng trên đường phố New York để cố gắng quảng cáo sản phẩm nhưng chỉ sau một năm đơn hàng từ khắp các nơi đổ về, mang lại tiếng tăm cho thương hiệu này. Hiện tại công ty đã đưa ra thị trường 14 loại trà mang thương hiệu Inko’s White Tea, mang về doanh thu 3 triệu USD mỗi năm.

5. Adam Lowry và Eric Ryan – Hãng sản phẩm lau rửa Metho

Mỗi lần dọn dẹp căn hộ, Adam Lowry và Eric Ryan – đôi bạn thân từ thủa “cởi trần tắm mưa” thường xuyên bị ho khi sử dụng chất tẩy rửa. Do Adam Lowry từng là một nhà khoa học về môi trường còn Eric Ryan hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo nên hai người đã quyết định tạo ra sản phẩm lau nhà thân thiện với môi trường bởi trên thị trường hầu hết là các sản phẩm lâu rửa có chứa hóa chất độc hại.

Sau một thời gian dài nghiên cứu cùng số vốn hơn 200.000 USD vay mượn từ gia đình, bạn bè, Adam Lowry và Eric Ryan đã thành lập nên thương hiệu Methob vào năm 2000 với mục tiêu chính là cung cấp các sản phẩm chăm sóc nhà cửa thân thiện. 10 năm sau đó, các sản phẩm của họ đã được bày bán trên các kệ hàng khắp nước Mỹ và giúp công ty đạt tổng doanh thu 100 triệu USD.

Tổng hợp


Chia sẻ bài viết này