Những bí quyết thành công trong thương mại điện tử

Thương mại điện tử là một ngành thương mại “phi truyền thống” đang bùng nổ ở Việt Nam, tuy nhiên, ngành này lại đang được ví như là “món ngon khó nuốt” bởi những bất cập do chính nó gây nên. Chính kiểu làm ăn chộp giật của một số người tham gia khiến cho không gian buôn bán trên mạng vô hình chung trở thành lừa đảo.

Do đó, để phát triển ngành thương mại điện tử thực sự bền vững và thành công, cần có những phương hướng cụ thể. Dưới đây là 6 bí quyết thành công trong thương mại điện tử mà Blog.hocvienhangkhong.edu.vn gợi ý cho bạn!

1. Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Một kế hoạch kinh doanh toàn diện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp mới thành lập. Kế hoạch này thể hiện rõ tầm nhìn của chủ doanh nghiệp và được coi là bản lý lịch của doanh nghiệp.

Có nhiều lý do phải lập kế hoạch kinh doanh, đó có thể là để khẳng định ý tưởng, sau đó là để quản lý và lập kế hoạch dài hạn, thu hút các nhà huy động vốn, để giới thiệu doanh nghiệp đến các doanh nghiệp khác nhằm thành lập liên minh hoặc ký hợp đồng…

Zacharakis là giáo sư ngành kinh doanh tại Đại học Babson, ông cho rằng mục đích hàng đầu của kế hoạch kinh doanh là giúp các doanh nhân hiểu rõ hơn những cơ hội mà họ đã lường trước. Ông lý giải rằng: “Quá trình lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nhân định hình rõ hơn tầm nhìn ban đầu của mình thành những cơ hội chắc chắn hơn bằng cách đặt những câu hỏi mang tính phản biện, tự nghiên cứu câu trả lời và rồi tự trả lời các câu hỏi này”.

Xem thêm bài viết về các bước cơ bản để lập kế hoạch kinh doanh

 

2. Xây dựng website bán hàng

Trong thương mại điện tử, một website bán hàng là yếu tố không thể thiếu, cũng như một cửa hàng kinh doanh truyền thống, sản phẩm của bạn cần có nơi để trưng bày cho khách hàng thăm quan, và website sẽ đảm nhận vai trò như một cửa hàng.

Muốn cửa hàng online của mình thành công cần phải có nhiều khách hàng ghé thăm và mua hàng. Do đó, website của bạn phải đem đến những thông tin hữu ích, giải đáp những thắc mắc mắc của khách khi họ tìm hiểu về sản phẩm của bạn. Tối thiểu là về giá cả, chất liệu, chất lượng dịch vụ…Bên cạnh đó, một website thành công là đem lại cảm giác tin tưởng cho người mua hàng về tất cả các khâu như sản phẩm, tiến trình mua hàng, phương thức thanh toán, dịch vụ giao hàng, bảo hành. Đảm bảo tin tưởng những điều trên đều giúp khách hàng đưa ra quyết định và chấp nhận mua hàng.

Muốn có một website bán hàng thành công, bạn phải có logo rõ ràng, cửa hàng phải thường xuyên cập nhật thông tin và sản phẩm được ưa chuộng, sản phẩm có thương hiệu sẽ khiến khách hàng rất tin tưởng… Không những thế, một website thân thiện, dễ dàng thao tác và sử dụng các giao dịch là một sự thuận lợi và giúp bạn giữ chân khách hàng.

Doanh nghiệp của bạn có thể tự mình thiết kế một website, hoặc nếu muốn chuyên nghiệp hơn nữa thì bạn nên nhờ đến các dịch vụ thiết kế web hoặc đơn giản nhất là đến với vnmaster.net– giải pháp bán hàng trực tuyến của các doanh nghiệp, chỉ mất 30s thôi là bạn đã có thể sở hữu cho mình một cửa hàng online với đầy đủ tính năng và sử dụng miễn phí trong 15 ngày.

3. Xây dựng đội ngũ phát triển website

Nếu đã có một website hấp dẫn về giao diện thì việc phát triển, duy trì nó để website đó thực sự có sức ảnh hưởng là một quá trình lâu dài. Vấn đề ở đây không chỉ là sự kiên trì và cố gắng đơn thuần mà các đòi hỏi các webmaster cần có sự hợp lý và cân bằng.

Hiện nay có quá nhiều các dịch vụ hỗ trợ website và nhiều khi, các chủ web đã lao đầu vào các thủ thuật SEO mà bỏ quên nội dung và giao diện, đó chính là sự mất cân bằng.

Vì vậy, để duy trì, phát triển một website thực sự vững mạnh, thu hút người xem thì cần phải có một chiến lược lâu dài, hợp lý.

Điều đầu tiên từ xuất phát điểm đó là cần chú ý đến nội dung website, người ta thường nói “content is king” là vì thế, có một nội dung tuyệt vời mới giữ được khách hàng, từ đó các công cụ hỗ trợ website của bạn mới có cơ hội phát huy tác dụng.

Sau nội dung là giao diện, điều này quyết định đến sự chuyên nghiệp của website.

Khi đã có giao diện đẹp và nội dung hấp dẫn cũng là lúc SEO phát huy tác dụng. Tiếp sau đó mới tính đến các chiến lược Social media, quảng cáo… Làm tốt tất cả các khâu trên đều dẫn đến điều cuối cùng là bạn sẽ thu được rất nhiều tiền từ website của mình và đạt được thành công.

4. Xây dựng quy trình vận hành

Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi có quy trình làm việc hiện đại, hợp lý. Điều đó thể hiện ở quy trình vận hành, đào tạo hay tuyển dụng,quy trình bán hàng tại cửa hàng

Đã nói đến quy trình thì mọi thứ đều phải thực hiện một cách bài bản và khoa học. Trong khâu tuyển dụng và đào tạo phải được thực hiện theo quy trình chuẩn.

Ray Kroc, sáng lập McDonald, đã dựng lên cả một đế chế nhượng quyền hùng mạnh, một phần rất lớn, là nhờ vào khả năng tạo dựng một qui trình thực hành kinh doanh đồng bộ. Tất cả các bước vận hành hàng ngày của một cửa hàng McDonald đều được viết rõ ràng và đầy đủ trong bản qui trình vận hành.

Một bản qui trình vận hành tốt là tiền đề quan trọng cho thành công của tổ chức kinh doanh. Viết qui trình vận hành chính là một công việc chuẩn bị quan trọng cho quá trình chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh. Sản phẩm, dịch vụ sẽ cung cấp cho thị trường được định nghĩa chính xác.

Các công việc cần thực hiện để đảm bảo cung cấp đúng và đủ đầu ra của doanh nghiệp được mô tả đầy đủ. Từ đó, có thể xác định được các nhu cầu về nguồn lực cần chuẩn bị và huy động để triển khai hoạt động kinh doanh.

Tương tự quy trình vận hành, quy trình đào tạo, tuyển dụng… cũng cần phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực, và chỉ dẫn của người làm công việc chuyên môn. Từ đó, hiệu quả làm việc của doanh nghiệp được nâng cao mà không vướng mắc đến những chi phí không cần thiết khác.

5. Marketing và bán hàng

Marketing trong thương mại điện tử là sự khai thác các phương tiện và công cụ tin học – viễn thông để nhằm đạt được những mục tiêu về kinh doanh. Phillips Kotler, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về Marketing cho rằng, với sự phát triển nhanh đến chóng mặt của internet và thương mại điện tử thì hành vi mua của người tiêu dùng cũng như của các doanh nghiệp sẽ có những thay đổi cơ bản và các nguyên lý cũng như các công cụ marketing truyên thống trong thể kỷ trước đây cũng sẽ hoàn toàn bị thay thế.

Với các phương tiện marketing truyền thống, chúng ta không thể tiếp cận với từng cá nhân để đáp ứng nhu cầu của họ mà chỉ có thể quảng cáo tới số đông nằm trong phân khúc thị trường của mình. Chính vì thế, người tiêu dùng luôn bị nhiễu với các loại hình quảng cáo hiện nay, phải nghe và bị nhồi nhét nhiều thứ không thực sự phù hợp với mình.

Thế nhưng trong những mô hình thương mại điện tử thông qua mạng Internet hiện nay, chúng ta có thể tiếp cận được từng cá nhân, biết được những nhu cầu và sở thích riêng của từng người.

Trước đây bộ phận búp bê Barbie của Mattel chỉ cho sản xuất ra những mẫu búp bê có màu da, màu tóc, kiểu quần áo theo những mẫu có định.

Nhưng hiện nay, thông qua website, người mua có thể tùy chọn mẫu búp bê nhưng thay đổi màu da, màu tóc, quần áo theo ý thích của mình.

Amazon cũng là một mô hình điển hình cho việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Website này có thể dễ dàng nhận diện ra bạn là ai sau khi bạn đã đăng ký làm thành viên của wesite. Lần sau khi truy cập, bạn được chào bằng tên của mình, được giới thiệu những cuốn sách nằm trong “gu” của bạn và giới thiệu cả những cuốn sách của những người có cùng sở thích như bạn thường tìm đọc. Các website mua hàng thường có mục wishlist để bạn có thể lưu những sản phẩm ưa thích của mình trong danh sách này.

6. Chăm sóc khách hàng và hậu bán hàng

Chăm sóc khách hàng là công đoạn rất quan trọng nhằm tạo nên mối liên hệ tốt giữa khách hàng và doanh nghiệp. Thường thấy nhất trong khâu này là việc liên lạc, theo dõi với khách hàng, tặng quà, vật liệu, viết thư cảm ơn, chủ đông tiếp cận phục vụ khách hàng, có các chính sách ưu đãi cho khách hàng trung thành, nhiệt tình giải quyết những phàn nàn, bức xúc (nếu có) của khách hàng.

Hậu bán hàng còn gọi là dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Nói đến các dịch vụ sau bán hàng là nói đến các quy trình khác nhau để đảm bảo khách hàng hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là một khâu không thể thiếu trong quy trình Marketing của nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ. Dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng thường bao gồm việc hướng dẫn sử dụng, kiểm tra miễn phí sản phẩm, bảo dưỡng định kỳ, duy tu, sửa chữa, tặng miễn phí cho khách hàng những vật tư, linh kiện, vật liệu liên quan đến sản phẩm và các dịch vụ miễn phí khác.

Những doanh nghiệp nào thực hiện tốt khâu chăm sóc khách hàng và hậu bán hàng sẽ nhận được sự ủng hộ lớn từ khách hàng, gây dựng được uy tín và lòng tin cho khách hàng. Do đó, hoạt động ở lĩnh vực thương mại điện tử luôn cần chú trọng về vấn đề này.


Chia sẻ bài viết này