Muốn kinh doanh online hiệu quả hãy làm theo 10 bước sau (phần 2)

Bạn háo hức muốn khởi động mô hình kinh doanh online hiệu quả nhưng băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu, nhưng đừng quá lo lắng vì điều đó. Sự cải tiến của khoa học công nghệ, các công cụ quảng cáo trực tuyến tuyệt vời với chi phí thấp, đây là thời điểm vô cùng thuận lợi để chuyển đổi doanh nghiệp của bạn từ truyền thống thành trực tuyến. Dưới đây là 5 trong bộ 10 bước cơ bản giúp bạn chuyển đổi sang mô hình kinh doanh online mà không tốn thời gian.

5. Thanh toán trực tuyến

Những ngày in và fax mẫu đơn đặt hàng, hoặc gửi séc qua lâu rồi. Chấp nhận thanh toán trực tuyến là nền tảng của kinh doanh trực tuyến trong xu thế thương mại điện tử. Điều này cho phép khách hàng bạn và khách hàng cùng hoạt động trên một khung pháp lí, tiết kiệm thời gian mà vẫn tạo phong thái chuyên nghiệp. Trước khi chấp nhận thanh toán trực tuyến bạn nên tìm hiểu về các thuật ngữ như PayPal. Google Checkout, Giỏ hàng, ShoppingCart…

Hãy chắc chắn bạn đã thông suốt về các điều khoản và tính năng cần thiết để tránh những rắc rối bất ngờ liên quan tới tài chính. Một doanh nghiệp mới thành lập rất dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về chi phí, vậy nên cẩn thận để các lệ phí hàng tháng ở mức tối thiểu. Hãy lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ cỡ nhỏ nhưng có tiềm năng tăng trưởng, do đó bạn có thể bắt đầu với các dịch vụ cơ bản và chi phí thấp, dần dần sẽ nâng cấp, tăng về số lượng, khối lượng, chất lượng.

6. Xác định phương pháp giao hàng

Tùy thuộc vào loại sản phẩm của bạn, phương pháp giao hàng của bạn có thể dao động từ rất đơn giản đến phức tạp hơn. Lời khuyên là nên vận chuyển hàng hóa thông qua chuyển phát nhanh nhưng chỉ sử dụng một công ty thực hiện, nếu có vấn đề xảy ra phải nghiêm khắc xử lí ngay lập tức. Hiện nay có rất nhiều công ty giao hàng chuyên nghiệp cho bạn lựa chọn, nhưng những đơn vị kinh doanh nhỏ thường tận dụng nguồn lực là các nhân viên đi giao hàng.

7. Đầu tư để tăng lượng truy cập Website

Ngay cả những thiết kế tiên tiến nhất và sản phẩm tuyệt vời nhất cũng sẽ trở nên vô giá trị nếu website bán hàng bị chôn vùi dưới hàng triệu trang web khác. Hãy xem xét những phương pháp cơ bản của việc thúc đẩy trang web mới của bạn:

Đăng ký với ba công cụ tìm kiếm lớn (Google, Bing và Yahoo)

Liệt kê blog của bạn trong thư mục blog chính

Tiếp thị nội dung, video và podcast audio

Quảng cáo trực tuyến: Quảng cáo Google và Facebook.

Gửi thư trực tiếp (in, không email)

Tiếp thị ngoại tuyến (billboards, xe công ty, văn phòng phẩm, quảng cáo in, quảng cáo sản phẩm)

8. Soạn thảo bản tin Email chuẩn mực

Sở hữu một bộ sưu tập Email của khách hàng và khách hàng tiềm năng (và thông tin liên lạc khác) là rất quan trọng cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, một danh sách lớn và đang phát triển chỉ có giá trị khi có thông tin hữu ích và có liên quan được gửi vào một cách thường xuyên. Mục tiêu của việc gửi email là để biến tiềm năng thành khách hàng và khách hàng thành đại sứ cho công ty của bạn / sản phẩm.

9. Theo dõi tăng trưởng

Có rất nhiều công cụ miễn phí có sẵn cho phép bạn xem ai click vào mục nào và khi nào. Nếu quy mô doanh nghiệp của bạn đã lớn mạnh thì bạn có thể tìm đến các công ty lưu trữ web cung cấp các công cụ phân tích lưu lượng truy cập. Google Analytics là một công cụ miễn phí – chuyên theo dõi những thông số như: trang web phổ biến, các nguồn lưu lượng truy cập, từ khóa phổ biến, vị trí của các nhấp chuột… Các báo cáo này có thể được tùy chỉnh với rất nhiều biến bao gồm cả phạm vi ngày, trang đích, và độ dài của thời gian trên trang web.

Có thể những công cụ này cung cấp một thước đo thú vị lượng khách truy cập, nhưng cũng đừng vội mừng, hãy điều chỉnh ngay khi có vấn đề bởi những gì bạn đang thực sự tìm kiếm là các giao dịch. Cho dù bạn đang bán một sản phẩm hay một dịch vụ, thành công được đo bằng doanh số bán hàng.

10. Xem xét vụ kinh doanh khác

Ngoài việc xem xét các kĩ năng để kinh doanh trực tuyến cụ thể, bạn sẽ cần phải xem xét các vấn đề khác như: thuế, ngân hàng, cấp phép và nhãn hiệu hàng hoá, cơ cấu kinh doanh hợp pháp, địa điểm kinh doanh, kho sản phẩm, kế toán, các vấn đề pháp lý…

9 lí do để chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến (phần 2)

9 lí do để chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến (phần 1)

Muốn kinh doanh online hiệu quả hãy làm theo 10 bước sau (phần 1)


Chia sẻ bài viết này