Mua bán trên di động đã thay đổi cách khách hàng kết nối ra sao?

Dù bạn đang làm chủ một thương hiệu toàn cầu hay một shop online nho nhỏ, sự phát triển nhanh chóng của thiết bị di động cũng đang thay đổi hành vi khách hàng và cách họ kết nối với cửa hàng của bạn. Hãy cùng tìm hiểu năm điều quan trọng để thấu hiểu khách hàng trong thời đại mà mua bán trên di động đang ngày càng lan tỏa như hiện nay. Từ đó hiểu rõ hơn cách các thương hiệu kết nối với khách hàng trong cả cuộc sống thực lẫn trong tâm trí khách hàng.

Trước khi tìm hiểu sâu về hành vi mua bán trên di động của khách hàng, chúng ta hãy cùng điểm qua đôi nét về làn sóng này trong thời gian. Mua bán trên di động gần đây đã đạt được nhiều dấu ấn quan trọng. Theo dữ liệu từ Google, lưu lượng tìm kiếm để mua bán trên di động đã tăng 120% trong năm vừa qua. Với sức tăng trưởng này, các nhà bán lẻ nhận thấy tầm quan trọng của di động trong việc thu hút và điều hướng người mua hàng. Khách hàng hiện nay sử dụng smartphone trong hầu hết hoạt động trong ngày và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý tiêu dùng, từ nhu cầu tôi –muốn – biết  cho đến khoảnh khắc tôi –muốn – mua. Chính những khoảnh khắc này là cơ hội ngàn vàng đề các thương hiệu khai thác. Với chiếc di động, các marketer, chủ shop có sức mạnh đặc biệt để tiếp cận, cung cấp những thông điệp quảng cáo trực tiếp đến khách hàng tiềm năng thông qua nội dung và câu từ. Khách hàng đang tìm kiếm điều gì? Họ đang ở đâu vào lúc này?  Họ là những người ra sao?…cùng vô số dữ liệu khác mà thông qua thiết bị di động  – các marketer có thể hiểu rõ được. Thông qua các dữ liệu tìm kiếm di động gần đây của Google và từ các bên thứ ba khác, các chủ shop kinh doanh online, các thương hiệu toàn cầu có thể hiểu hơn về khách hàng cũng như thói quen mua sắm trên di động của họ đã thay đổi ra sao trong thời gian qua.

  1. 1. Tạo “lối vào” mới cho cửa hàng

  2. Mua bán trên di động đem đến cho Targer cơ hội gia tăng doanh số

Đối với gã khổng lồ bán lẻ Target – mua sắm trên di động đã tạo nên một “lối vào” cho các cửa hàng của hãng. Hiện nay ¾ khách hàng bắt đầu hành trình mua sắm từ di động và 1/3 khách hàng click vào quảng cáo trên phần tìm kiếm để “tham quan” một cửa hàng Target. Giám đốc Chiến lược và sáng tạo – Casey Carl của Target nhận thấy “ Không còn khoảng cách giữa cuộc sống hàng ngày và cách khách hàng mua sắm, họ muốn mua hàng bất cứ khi nào có thời gian.” Với một chiếc smartphone hay tablet, mong muốn này của người tiêu dùng hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Tương tự như Target, doanh nghiệp truyền thông nổi tiếng – Sprint – cũng nhận thấy rằng có đến ¼ khách hàng của họ click vào thanh tìm kiếm từ quảng cáo di động và kết thúc bằng việc đến cửa hàng bán lẻ của Sprint để mua hàng.

  1. 2. Nhu cầu tiếp cận thông tin

Người mua hàng cũng ngày càng gia tăng nhu cầu tìm kiếm thông tin mang tính địa phương hơn trước đây. Lưu lượng tìm kiếm trên Google với cụm từ “ gần đây” đã tăng gấp 2,4 lần trong năm qua. Trên thực tế, một khảo sát khách hàng trong năm 2015 của Google đã chỉ ra rằng 50% khách hàng tìm kiếm trên smartphone theo địa phương sẽ đến ngay cửa hàng trong vòng 1 ngày, và 18% những người tìm kiếm này sẽ quyết định mua sản phẩm tại cửa hàng. 82% người mua hàng đồng ý rằng họ tham khảo sản phẩm trên điện thoại trước khi đi đến cửa hàng để mua chúng.

  1. 3. Cập nhập tình trạng sản phẩm

  2. Khách hàng có nhu cầu cập nhập tình trạng hàng tồn khi mua bán trên di động

Các quảng cáo có chứa thông tin sản phẩm dự trữ sẽ lôi kéo được nhiều khách hàng đến với cửa hàng. ¼ khách hàng không mua hàng tại cửa hàng cho rằng họ không biết liệu sản phẩm đó có còn hàng bán hay không. Nếu bạn là một nhà bán lẻ theo mô hình đa kênh omni-channel hoặc bán hàng online, hãy cho khách hàng của bạn biết số lượng sản phẩm có tại cửa hàng hoặc còn trong kho để thuyết phục khách hàng hãy nhanh chân đến mua. Sau khi sử dụng Local Inventory Ads – ứng dụng hiển thị lượng hàng tồn đến với các khách hàng tìm kiếm trực tuyến, cả Sears Hometown và Outlet Stores đã tăng 122% lượng khách hàng đến mua tại cửa hàng.

  1. 4. Đem lại nhiều lời đánh giá hơn

Mua bán trên di động còn đem đến cho cửa hàng kinh doanh, shop online nhiều đánh giá chất lượng, bình luận từ khách hàng hơn trước đây. Trước khi đưa ra quyết định mua hàng, người tiêu dùng còn muốn tham khảo thêm thông tin đánh giá từ những người mua hàng trước đó. Có đến gần ¼ người mua hàng cho rằng họ sẽ thay đổi quyết định ngay trước khi click vào nút Thanh toán sau khi tìm hiểu kỹ hơn thông tin trên di động. Hãng bán lẻ mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp – Sephora – đã tận dụng rất tốt tâm lý này của khách hàng và biến chúng thành cơ hội vàng khi khuyến khích khách hàng đến mua tại cửa hàng scan các sản phẩm trên ứng dụng Sephora để tìm hiểu đánh giá sản phẩm, nhận xét và các thông tin quan trọng khác.

  1. 5. Khách hàng mua sắm từ nhiều kênh khác nhau

  2. Làn sóng mua bán trên di động đang ngày càng phát triển

Khách hàng mua sắm đa kênh có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Theo MasterCard, những khách hàng mua sắm tại cửa hàng và trực tuyến với cùng 1 nhà cung cấp có mức mua sắm cao hơn 250% so với mức trung bình. Thương hiệu Macy’s cũng nhận thấy rằng người tiêu dùng đa kênh thế hệ 8X đem lại nhiều doanh thu so với những người chỉ mua hàng từ 1 hình thức.

Từ những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn cũng thêm phần hiểu rõ xu hướng mua sắm trên di động hiện nay đã phát triển mạnh mẽ ra sao. Từ cửa hàng bán lẻ cho đến thương hiệu toàn cầu, từ shop kinh doanh online cho truyền thống, hành vi mua sắm của khách hàng chịu ảnh hưởng của mua sắm trên di động. Thời đại mua sắm trên di động đang đến và bạn không thể đứng ngoài làn sóng này được nữa. Tuy nhiên, điều quan trọng để bạn tận dụng thật tốt cơ hội này là tạo ra những nội dung thật sáng tạo nhưng không kém phần liên quan đến trải nghiệm người dùng, giúp kết nối cửa hàng của bạn đến người mua hàng và len lỏi vào tâm trí của họ, khuyến khích họ mua hàng và quay lại cho những lần tiếp theo.

(Theo www.thinkwithgoogle.com)


Chia sẻ bài viết này