TMĐT phát triển khiến cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Thay vì chỉ trú trọng vào bán hàng tại cửa hàng, chạy các chương trình truyền thống như phát tờ rơi, tổ chức gameshow, bốc thăm trúng thưởng… để tạo dựng thương hiệu và thu hút khách hàng, các chủ shop có ngày càng nhiều kênh tiếp cận với khách hàng tiềm năng khác nhau ví dụ như website, diễn đàn, mạng xã hội, sàn giao dịch, mua theo nhóm… Trong đó, sàn giao dịch TMĐT là 1 lựa chọn khá tối ưu dành cho tất cả các shop bán hàng, đặc biệt là những shop chưa thực sự tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng cũng như là kinh phí vận hành không có nhiều.
Kinh doanh trên sàn TMĐT
Sàn TMĐT – cánh tay nối dài tới khách hàng tiềm năng
Trên thực tế, hầu hết các shop đã bắt đầu chú trọng kênh bán hàng trực tuyến, nhưng một mặt là thiếu kinh nghiệm, một mặt là hạn chế về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, nên khi sản phẩm lên website vẫn chưa thực sự tạo được lòng tin của người tiêu dùng. Sàn giao dịch thương mại điện tử giống như một kênh trung gian giới thiệu các mặt hàng sản phẩm của doanh nghiệp đến người mua giúp các shop tiếp cận gần hơn với các khách hàng mục tiêu.
Tiếp cận nhiều hơn khách hàng tiềm năng
Với mô hình này, các đối tác sẽ có ngay một hệ thống bán lẻ trực tuyến sẵn có, giảm thiểu chi phí doanh nghiệp, tăng lợi nhuận. Điều này cũng giống như việc bạn có 1 cửa hàng riêng hoặc thậm chí là chưa, miễn là có sản phẩm và giá cả phải chăng, bạn vẫn có cơ hội xuất hiện tại 1 khu trung tâm thương mại sầm uất, nhiều người qua lại, mua sắm.
Đây là cơ hội để các shop nối dài cánh tay tiếp cận với các đối tượng khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, về góc độ cạnh tranh giá, lên sàn cũng là cách để các shop thể hiện sự minh bạch về giá và đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm.
“Lên sàn” như thế nào để hiệu quả?
Xét về hiệu quả kinh doanh, hầu hết không ai có thể phủ nhận vai trò của sàn giao dịch thương mại điện tử. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bất cứ ai “lên sàn” là đã thành công. Cũng giống như việc bạn cùng nhiều người khác đều có 1 chiếc cần câu và mồi câu nhưng không phải ai cũng câu được nhiều cá, thậm chí có người thất bại và ra về tay trắng là chuyện bình thường.
Gia tăng doanh số qua sàn TMĐT
Điều đầu tiên có vai trò rất quan trọng đến việc thành bại khi kinh doanh trên sàn giao dịch đó là lựa chọn sàn để kinh doanh. Thực chất, sàn giao dịch cung cấp các gian hàng ảo hỗ trợ các shop bán hàng thuận lợi, đồng thời tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận nhanh chóng tới nhiều sản phẩm và người bán tại một địa chỉ. Họ sẽ làm được điều đó nếu như sàn có làm việc chuyên nghiệp, có uy tín đối với các đối tác và đặc biệt là đối với khách hàng. Hiện tại, có không ít các sàn thương mại điện tử vì quá tập trung vào số lượng sản phẩm mà bỏ qua quá trình kiểm định chất lượng và uy tín trong mắt khách hàng, khiến cho người tiêu dùng mất niềm tin gây tâm lý ngại mua sắm trên sàn. Vì vậy, việc các chủ shop lựa chọn sàn để kinh doanh cần cẩn trọng, thay vì “chọn mặt” 1 sàn thiếu tên tuổi, thiếu chuyên nghiệp, hãy “gửi vàng” tại những sàn uy tín, tên tuổi và có nhiều khách hàng mục tiêu. Hãy tưởng tượng, nếu cửa hàng của bạn nằm trong 1 sàn thương mại có nhiều người qua lại và an tâm mua sắm, cơ hội bán được hàng của bạn sẽ tiềm năng tới mức nào?
Lựa chọn sàn xong, điều băn khoăn tiếp theo là làm thế nào để khách đồng ý mua sản phẩm của bạn? Mẫu mã, chất lượng sản phẩm là 1 vấn đề dù bán hàng ở đâu bạn cần quan tâm rồi. Trên sàn, bạn cần làm nổi bật sản phẩm, gian hàng của mình hơn nữa bằng những thông tin rõ ràng về sản phẩm, thương hiệu, cửa hàng, cạnh tranh về giá cả, cơ chế miễn phí vận chuyển, các đánh giá phản hồi tích cực, lời cam kết… Hãy trả lời cho khách hàng biết vì sao họ cần phải mua sản phẩm của bạn chứ không phải của 1 shop khác đâu đó trên sàn. Đây cũng là 1 chiến lược tạo sự khác biệt cho shop mà muốn thành công nhất định bạn phải làm, dù kinh doanh trên kênh nào đi chăng nữa.
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử là hiệu quả nhưng nếu được kết hợp bởi các kênh bán hàng khác sẽ có hiệu quả gấp nhiều lần. Đặc biệt là 1 nền tảng có thể giúp bạn kết nối với nhiều kênh bán hàng khác nhau. Ở 1 nơi bạn có thể quản lý tất cả một cách dễ dàng và thuận tiện, tiết kiệm chi phí và thời gian. Bạn nghĩ sao khi website của bạn có thể tích hợp toàn bộ, từ phần mềm bán hàng, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram…) hay Buy button (bán trên website khác) và đặc biệt là với sàn thương mại điện tử số 1 Việt Nam?
Xem tiếp: Kinh Doanh Việt mở rộng cơ hội cho khách hàng với kênh bán hàng Sendo hoàn toàn miễn phí