Xin chào Blog Kinh Doanh Việt,
Tôi có một cửa hàng kinh doanh hoa tươi, cũng đã kinh doanh được trên một năm. Lượng khách đến cửa hàng tuy không nhiều nhưng khá đều đặn do vị trí mặt đường, mọi người tiện qua lại. Tôi muốn mở rộng cửa hàng vào xây dựng thương hiệu riêng cho cửa hàng hoa nhưng không có nhân lực và chưa biết làm thế nào. Kinh Doanh Việt có thể tư vấn cho tôi về vấn đề này được không?
Chị Yến – 30 tuổi, Hà Nội.
Trả lời:
Chào chị Yến,
Trước tiên Kinh Doanh Việt rất vui vì chị đã tin tưởng Kinh Doanh Việt để tham khảo ý kiến tư vấn.
Trong bối cảnh kinh doanh hoa tươi hiện tại, các cửa hàng mọc lên san sát và hầu như không có sự khác biệt về sản phẩm, chị đã rất nhạy bén khi muốn xây dựng một thương hiệu riêng cho cửa hàng của mình. Dựa vào kinh nghiệm tư vấn cho rất nhiều chủ shop kinh doanh hoa tươi online, chị có thể tham khảo một vài hướng dẫn dưới đây trong việc xây dựng thương hiệu. Đây là các bước cơ bản, với mỗi nội dung chị đều có thể tham khảo thêm các bài viết trong blog:
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng chính mà cửa hàng hướng tới
Một cửa hàng kinh doanh hoa tươi sẽ có rất nhiều đối tượng phục vụ, có cửa hàng chuyên cung cấp hoa cho hội nghị, có cửa hàng tập trung cung cấp hoa tươi bó sẵn làm quà. Khi tập trung xây dựng thương hiệu, chị cần xác định đối tượng chính mà cửa hàng hướng tới, từ đó sẽ có những hình thức quảng cáo, tiếp cận phù hợp.
Bước 2: Xây dựng bộ hình ảnh cho cửa hàng hoa
Sau khi xác định được đối tượng khách hàng chính, chị cần bắt tay vào xây dựng hình ảnh phù hợp với đối tượng khách hàng đó. Cố gắng thống nhất từ cách bài trí, màu sặc, phong cách làm việc. Ví dụ: đối tượng chị hướng tới là phục vụ sự kiện, làm việc với các cơ quan tổ chức thì cần trang trí cửa hàng toát lên vẻ sang trọng, tên cửa hàng nếu chưa phù hợp cần phải chỉnh sửa. Ngược lại, nếu đối tượng là giới trẻ, cần trang trí cửa hàng theo phong cách trẻ trung hoặc lãng mạn phù hợp với gu thẩm mỹ.
Bước 3: Tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu
Theo như mô tả của chị, khách hàng hiện tại chủ yếu là khách vãng lai qua đường, nhờ vị trí địa lý nên đảm bảo được doanh số. Tuy nhiên để xây dựng thương hiệu, chị cần chủ động thực hiện các chiến dịch quảng cáo, marketing hướng tới đúng đối tượng của khách hàng.
Bước 4: Xây dựng kênh bán hàng trực tuyến
Không cách gì dễ dàng hơn việc tiếp cận khách hàng thông qua các kênh trực tuyến. Chị nên xây dựng một website riêng cho cửa hàng đồng thời sử dụng các trang mạng xã hội (VD: Facebook) là nơi xây dựng thương hiệu của mình.
Bước 5: Bắt đầu câu chuyện thương hiệu
Nếu chị chỉ đơn thuần bán hoa trực tuyến thì sẽ không thể để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng để họ luôn nhớ tới. Trong trường hợp cung cấp hoa cho các sự kiện, chị có thể tập trung đăng tải các bức hình về sự kiện đã tham gia, hoặc tài trợ hoa cho một số sự kiện trong địa bàn. Ở bước này, Kinh Doanh Việt muốn nhấn mạnh lời khuyên rằng: hãy tập trung vào cao nhất vào đối tượng khách hàng mục tiêu, thể hiện sự chuyên môn cao của mình. Thay vì loại hoa nào cũng cung cấp, hãy trở thành số một trong mảng của mình.
Bước 6: Tạo ra khách hàng trung thành
Một trong những bước quan trọng để tạo nên thương hiệu cho cửa hàng hoa tươi là khiến khách hàng quay trở lại mua hàng, chỉ có vậy thương hiệu cửa hàng hoa tươi của chị mới có thể vững bền. Chính vì vậy hãy chú ý đến việc chăm sóc khách hàng