Kinh doanh bán lẻ, liệu bạn có phải là người phù hợp?

Kinh doanh bán lẻ liệu có phải một sự lựa chọn sáng suốt của bạn? Một số các yếu tố như: tính cách, động lực, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, tài chính và kinh nghiệm có thể giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Và nếu kinh doanh thì sẽ kinh doanh mặt hàng gì? Nếu có thiên hướng về làm đẹp, thời trang thì chắc chắn việc mở cửa hàng bán lẻ bán mỹ phẩm hoặc mở một shop quần áo sẽ phù hợp với bạn. Hoặc nếu bạn yêu thích trẻ em thì có lẽ mở một cửa hàng đồ chơi trẻ em sẽ phù hợp với bạn. Bằng cách áp dụng các kĩ năng của mình vào nhu cầu của thị trường, bạn sẽ ra tăng được rất nhiều cơ hội đồng thời dễ thành công với lĩnh vực mà mình lựa chọn.

Nhiều người đã thành công trong việc từ nhân viên chuyển sang mở một công ty và làm chủ nó. Bạn có tố chất gì để có thể trở thành người cung cấp những nhu cầu cho người tiêu dùng? Thậm chí nếu bạn có thể trở thành chủ của một doanh nghiệp thì liệu doanh nghiệp của bạn có thể thỏa mãn những mong muốn của người tiêu dùng không? Liệu bạn chắc chắn mình phù hợp để trở thành một nhà bán lẻ hơn là nhà phân phối hay nhà sản xuất? Trả lời tất cả những câu hỏi trên một cách thành thực sau đó hãy trò chuyện với người thân hoặc đối tác về những suy nghĩ của bạn.

Đưa ra quyết định nghề nghiệp nào sẽ gắn bó với mình cần dựa trên việc nghiên cứu kĩ thị trường cũng như tự đánh giá năng lực bản thân. Bắt đầu quá trình tự đánh giá bằng việc đặt ra các câu hỏi :

1. Bạn có giỏi trong việc xoay sở tình huống?

Với cửa hàng bán lẻ của mình, bạn có thể làm tất cả những gì mà mình muốn. Còn khi làm việc cho người khác thì thông thường bạn chỉ làm việc theo sự chỉ dẫn và sẽ bị quản lý. Bạn sẽ được làm việc dưới quyền của những người có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm. Còn trong kinh doanh bán lẻ, khi bạn đã là chủ bạn không phải chịu sự kiểm soát từ bất kì ai thế nhưng bạn lại gặp phải những áp lực khác. Áp lực có thể đến từ khách hàng, từ nhân viên hay từ nhà cung cấp. Khi đó bạn không thể buông xuôi và nói “đó không phải việc của tôi”. Trên thực tế tất cả những vấn đề đó đều là của bạn và bạn phải xử lí chúng. Tất nhiên, bạn có thể sử dụng công cụ quản lý bán hàng, giúp giải quyết hàng loạt các vấn đề liệt kê ở trên.

2. Khả năng chịu đựng rủi ro của bạn cao đến đâu?

Khi mới khởi nghiệp có rất nhiều thứ bạn cần giải quyết như: làm thế nào để hàng hóa có thể giao đúng thời điểm, mức giá phải thế nào để doanh thu không bị sụt giảm hay dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ tiến hành thế nào. Bạn có thể tham gia vào những dự án không có kế hoạch. Điều này có thể là rủi ro hoặc cơ hội đối với bạn. 

3. Bạn có đặt nặng vấn đề tiền lương không?

Những doanh nghiệp mới thành lập rất khó có thể có được một quỹ lương ổn định. Thực tế là sẽ có nhiều loại chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh bán lẻ. Thậm chí một việc gì đó có thể đang trong kế hoạch nhưng ngoảnh đi ngoảnh lại nó đã thay đổi và phát sinh thêm nhiều vấn đề khiến toàn bộ kế hoạch của bạn bị đổ bể. Nếu bạn đang đau đầu vì không biết phải làm sao để có thể thanh toán đúng kì hạn các khoản chi tiêu, hãy đi ra ngoài biết đâu những ý tưởng mới có thể nảy ra trong đầu bạn. Hầu hết số tiền bạn kiếm được ban đầu sẽ lại xoay vòng và chi trả hết vào việc nhập hàng cũng như duy trì vốn để kinh doanh.

4. Liệu bạn có thấy thoải mái khi một mình kinh doanh bán lẻ?

Hay bạn dễ dàng bị thu hút và cần đến những đồng nghiệp để được hỗ trợ và tư vấn? Trong kinh doanh, nhất là đối với công việc kinh doanh của riêng mình bạn cần biết dẫn dắt và đủ tỉnh táo để xử lí mọi tình huống. Bạn phải hiểu mình cần gì và khi nào thì cần. Với những việc đã làm bạn phải có trách nhiệm với nó. Tuy sẽ rất khó khăn và đôi khi dễ cảm thấy chán nản, muốn bỏ cuộc nhưng tin tôi đi kinh doanh kiểu gì cũng có những khó khăn riêng.

Đọc thêm bài viết Kinh nghiệm mở cửa hàng bán lẻ (Phần 1)

5. Bạn là người có nhiều ý tưởng?

Mĩ là một quốc gia đa sắc tộc, ở đó có cả một bộ luật riêng dành cho sự chống phân biệt đối xử trong tuyển dụng và kinh doanh. Khi bạn quản lý cửa hàng bán lẻ nhỏ hay cả một doanh nghiệp với quy mô lớn, bạn đều phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng, nhà cung cấp và các nhân viên. Các nhà bán lẻ cần tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng từ đó làm thỏa mãn nhu cầu của họ. Bạn phải nhìn nhận vấn đề từ nhiều hướng, không chỉ theo ý kiến chủ quan của riêng mình mà còn phải đứng trên phương diện của khách hàng để suy nghĩ? Tại sao lại như vậy? Tại vì chúng ta đang kinh doanh bán lẻ và những người chúng ta cần phục vụ là khách hàng.

Đọc thêm bài viết Kinh doanh bán lẻ, cơ hội làm giàu trong thế giới hiện đại


Chia sẻ bài viết này