Nếu bạn đã và đang bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, tôi chắc rằng có rất nhiều lần bạn gặp phải áp lực về doanh số bán hàng mỗi ngày, mỗi tuần hoặc mỗi tháng,… Vậy khi bạn gặp khó khăn về vấn đề này, bạn sẽ giải quyết thế nào? Chúng tôi biết rằng, tùy từng ngành nghề và loại hình kinh doanh mà bạn có những bí quyết riêng cho mình. Dưới đây, chúng tôi xin chia với các bạn những cách có thể gia tăng doanh số hàng ngày, nếu bạn biết cách áp dụng chúng với chính mình nhé:
1. Tinh thần thoải mái
Trước khi làm bất cứ một việc gì, tinh thần làm việc là rất quan trọng, nếu bạn có một tinh thần thoải mái, nhiều hứng khởi, có vẻ như bạn làm mọi việc sẽ suôn sẻ hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bạn tiếp xúc với những người lạc quan, vui vẻ bạn cũng sẽ cảm thấy mọi thứ tốt hơn thay vì tiếp xúc với những người trung lập hoặc tiêu cực. Vậy làm thế nào để lọc được những người bạn nên và hạn chế tiếp xúc hàng ngày. Chúng tôi khuyên bạn nên có một danh sách những người như vậy, hàng tháng bạn lên danh sách những người mà bạn dành nhiều thời gian nhất. Đặt một ký hiệu (+) bên cạnh tên của khách hàng quan trọng mà họ đã giúp đỡ hoạt động kinh doanh của bạn một cách hiệu quả. Bạn cần bổ sung một hoặc hai tên vào danh sách này mỗi tháng. Những người khác trong danh sách có thể có một thái độ tích cực hoặc tiêu cực đối với bạn (nhìn chung là trung lập). Bạn có thể đặt con số 0 bên cạnh tên của họ. Sau đó, có thể có một vài người trong danh sách luôn có thái độ tiêu cực và xem ra muốn hạ bệ bạn. Hãy đặt ký hiệu (-) bên cạnh tên của những người này. Tôi biết rằng, điều này có thể khá khó khăn với chính bạn, nhưng nếu bạn làm được, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy sự khác biệt trong thái độ của bạn cũng như trong cách thức bạn suy nghĩ.
2. Phải có mục tiêu cụ thể
Bạn mong muốn có doanh thu hàng ngày? Nhưng bạn lại chỉ ngồi chờ khách hàng đến với bạn? điều này có vẻ là vô cùng khó khăn đấy ạ. Nếu không có mục tiêu cụ thể và chỉ chờ khách hàng ghé qua gian hàng của mình thì chắc chắn bạn sẽ khó mà phát triển kinh doanh. Bạn có nhớ lần cuối cùng bạn ngồi xuống với một tờ giấy trắng và một mục tiêu quan trọng được viết trên đầu trang giấy là khi nào? Bạn sẽ ngạc nhiên với những gì bạn có được sau khi tập trung suy nghĩ từ 15 đến 30 phút mỗi tuần. Bạn hãy cố gắng lên danh sách ít nhất 10 ý tưởng giúp bạn tiến gần hơn tới các mục tiêu bán hàng của bạn. Sau đó lựa chọn một trong số đó để hành động ngay lập tức. Bạn đừng chỉ ngồi và nói rằng, cái này có thể, cái này không thể. Hãy ngừng ngay việc suy nghĩ đó lạ và bắt tay vào thực hiện, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy kết quả mình nhận được đấy ạ.
3. Trưng bày sản phẩm ấn tượng
Không gian của cửa hàng thời trang, điện thoại, máy tính, phụ kiện,… chỉ cần vừa đủ so với khối lượng hàng bày bán, nếu rộng quá khách hàng sẽ cảm thấy ít mẫu mã. Liên tục thay đổi những mẫu ở phía trước để tạo cảm giác phong phú và ý nghĩ luôn-có-hàng-mới vô tâm trí khách hàng.
Nếu trưng bày trên website, hình ảnh phải bắt mắt, đẹp, thông tin đầy đủ và hướng dẫn sử dụng rõ ràng và nên đưa thông tin theo dạng khuyến nghị để khách hàng dễ lựa chọn và chốt đơn hàng. Cũng nên đưa mẫu mới lên đều đặn và cũng nên có chương trình thúc đẩy bán hàng cho những mẫu mới này.
4. Hãy lắng nghe và tư vấn cho khách hàng của mình nhiều hơn
Mặc dù bạn là người bán hàng nhưng hãy lắng nghe khách hàng của mình nhiều hơn nhé, tư vấn cho họ những lúc họ cần đến bạn. Không ai có thể bán được hàng nếu không hiểu về khách hàng và lắng nghe những gì họ nói. Hãy tạo mọi điều kiện cũng như đặt những câu hỏi xác đáng để các khách hàng có thể giãi bày về mục đích khi mua sắm, sở thích cũng như các mối quan tâm của họ. Các câu hỏi bạn đều có thể chuẩn bị trước và tùy trường hợp thì ta sẽ ứng biến cho phù hợp. Hãy thực hành và bạn sẽ xuất sắc hơn trong việc gợi mở ra cơ hội mua những sản phẩm ưng ý cho khách hàng của mình. Nếu khách hàng không thể đến cửa hàng, bạn có thể giao tiếp với họ qua công cụ chat hoặc điện thoại.
5. Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng
Mỗi lần gặp một khách hàng tiềm năng, bạn hãy hỏi họ: “Có bất cứ điều gì tôi chưa làm được mà thực tế tôi có thể làm để phục vụ anh chị tốt hơn không?”. Những gì nhân viên bán hàng nên làm là không ngừng tìm kiếm các vấn đề khúc mắc phát sinh. Vấn đề khúc mắc sẽ trở thành các cơ hội mới, và một khi chúng được giải quyết, bạn sẽ có được một khách hàng trung thành. Đó là vì khách hàng nhận thấy những nỗ lực của bạn và biết được bạn luôn sẵn lòng phục vụ họ. Bạn hãy lên một danh sách các khách hàng quan trọng nhất, gọi điện cho họ và hỏi: “Có bất cứ điều gì tôi chưa làm được mà thực tế tôi có thể làm để phục vụ anh chị tốt hơn không?”. Bạn không thể mắc sai lầm nếu chính khách hàng nói cho bạn biết bạn cần làm những gì.
Việc bạn hiểu rõ đòi hỏi của khách hàng và các dịch vụ hậu mãi luôn rất quan trọng đối với khách hàng, vì vậy trước mỗi một giao dịch bán hàng, bạn hãy giải thích cho khách hàng về điều này.
6. Sử dụng những phản hồi tích cực của khách hàng
Nếu được, bạn hãy phỏng vấn hoặc cố gắng xin những phản hồi tích cực từ khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm đó và cảm thấy hài lòng, sau đó sử dụng các câu chuyện và lời bình luận của họ để giải tỏa những mối băn khoăn của các khách hàng tiềm năng khác. Không có nhiều cửa hàng làm được như vậy, và nó hoàn toàn có thể giúp bạn nổi bật hơn cả trong nhận thức của khách hàng. Hãy nghĩ về điều đó: Bạn có thể làm những gì để khác biệt hóa hình ảnh kinh doanh của bạn?
7. Nỗ lực hơn kể cả sau bán hàng
Bất cứ khách hàng nào cũng đều muốn cảm thấy quyết định mua sắm của mình là đúng đắn. Việc gọi điện cho khách hàng sau bán hàng, viết một lá thư cảm ơn, hay làm những gì đúng như đã hứa, hoặc đơn giản chỉ hỏi xem ngày đầu tiên của khách hàng diễn ra như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn… sẽ đảm bảo rằng các khách hàng cảm thấy rằng họ được chăm sóc chu đáo và quyết định mua sắm của họ thật sự có một giá trị nào đó. Hãy hỏi họ: “Sản phẩm/dịch vụ của công ty chúng tôi đáp ứng các nhu cầu cơ bản của anh chị như thế nào?”, “Chúng tôi có thể làm những gì để anh chị tiếp tục quay lại trong những lần mua sắm tiếp theo?”… Sự quan tâm của bạn sau bán sẽ lấy được thiện cảm của khách hàng trong việc tiếp tục lựa chọn mua hàng tại cửa hàng của bạn.