Trong phần 1, các bạn đã được tìm hiểu về những bước đầu tiên cần làm khi bắt đầu kinh doanh. Khi doanh nghiệp của bạn đã xây dựng được những nền móng ban đầu cho hoạt động kinh doanh thì đối thủ cũng chú ý nhiều hơn và đẩy mạnh “tấn công” nhằm triệt hạ bạn. Vì vậy, để đảm bảo cho việc kinh doanh được ổn định, chủ doanh nghiệp cần có biện pháp thích hợp trước chiến lược của đối phương. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu bước thứ hai cho những chủ kinh doanh mới về “Bốn chiến thuật giữ thế thăng bằng”.
1. Ghìm giữ đối thủ
Bằng cách ghìm giữ đối thủ, doanh nghiệp vừa tránh việc phải đối đầu không cần thiết, vừa có thể tấn công. Có rất nhiều cách mà các công ty có thể áp dụng để hạn chế đối thủ phát triển năng lực. Một trong số đó là để sản phẩm của mình dưới tên nhãn hiệu của họ. Điều này nghe có vẻ vô lý, tuy nhiên chính là cách hay được áp dụng tại Việt Nam.
Các chủ shop kinh doanh online thường đặt sản phẩm của mình dưới tên các thương hiệu uy tín như Chanel, Hermes, Louis Vuitton,… vừa cạnh tranh với các cửa hàng lớn, vừa mang lại sự tò mò, thích thú với khách hàng.
Túi xách giả mạo nhãn hiệu Hermes bị phát hiện tại cửa hàng Boutique
Bên cạnh đó, bạn có thể phát triển chính sản phẩm, dịch vụ mà đối thủ đang độc quyền trên thị trường. Ví dụ giữa năm 2013 khi cuộc cạnh tranh “ngôi vương” thương mại điện tử tại Việt Nam đang diễn ra gay gắt giữa Lazada và Chodientu, công ty Lazada đã cho ra mắt dự án sàn giao dịch điện tử Marketplace. Đây là mũi nhọn tấn công vào mô hình thương mại điện tử C2C (Customer –to-Customer) và là lời tuyên chiến trực tiếp với người dẫn đầu Chodientu.vn vì C2C vốn là hoạt động cốt lõi của website thương mại điện tử này.
Tương tự Chợ điện tử, Marketplace đưa ra những phương thức hỗ trợ các nhà cung cấp như không thu phí hằng tháng mà tính phí trực tiếp trên từng sản phẩm. Đồng thời Lazada cũng đi vào con đường mà Chợ điện tử đã đi để gia tăng thị phần đó là đầu tư nhiều vào công cụ thanh toán trực tiếp. Chính vì điều này đã giúp cho Lazada phát triển rất mạnh tại Việt Nam và khiến cho Chủ tịch PeaceSoft Nguyễn Hòa Bình, đơn vị sở hữu Chodientu.vn thừa nhận rằng “Với kinh phí khổng lồ như vậy, chắc chắn Lazada sẽ gây nhiều khó khăn với doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước. Năm nay Chodientu.vn không đặt mục tiêu cạnh tranh ngôi vương với họ mà thay vào đó cố gắng giữ vị trí trong top đầu và củng cố hoạt đọng để nâng cao lợi nhuận”.
2. Tránh ăn miếng trả miếng
Dù bạn cố gắng tránh đối đầu, đối thủ có thể vẫn sẽ tấn công bạn thông qua chính sách về giá cả, miễn phí vận chuyển, chương trình quà tặng,… Khi đó giữ thế “thăng bằng” trong kinh doanh sẽ trở nên khó khăn vì doanh nghiệp có xu hướng đáp trả các đòn tấn công. Tuy nhiên đối đầu trực tiếp ăn miếng trả miếng sẽ không mang lại nhiều hiệu quả dù bạn là người chiến thắng và đây là giải pháp cuối cùng trong chiến lược Judo.
Cạnh tranh sàn thương mại điện tử tại Việt Nam
Trong kinh doanh, khi bạn bị đối thủ gây sức ép, cần sáng suốt không nên tiến hành phản công ngay mà tạm thời rút lui để tìm ra chỗ sai lầm, sơ hở trong chiến thuật của đối phương để đánh đòn phản công quyết định thì mới chắc thành công. Nên ưu tiên các phương án phát huy được thế mạnh của mình và không ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Một ví dụ điển hình là việc Ebay đã thành công khi tránh đối đầu với các đối thủ như Yahoo!, Amazon. Ebay đã chọn cách đẩy mạnh marketing trực tiếp thay vì đi theo con đường miễn phí dịch vụ đấu giá của Yahoo hay quảng cáo tràn lan trên mạng của các đối thủ khác. Điều này giúp Ebay kiểm soát được chi phí, tránh được những tổn thất trong cạnh tranh đồng thời mang lại hiệu quả cao. Đến năm 2000, mức giao dịch của Ebay cao gấp 25 lần so với Yahoo.
Thay vì liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi và đưa ra các chiêu trò quảng cáo thông qua thương mại điện tử theo bước chân của đối thủ, bạn hãy tập trung PR cho hệ thống dịch vụ của cửa hàng như giao hàng miễn phí, đổi hàng trong vòng số ngày quy định, hay chất lượng từ những sản phẩm của mình,… Thành công trong môi trường kinh doanh trực tuyến không đến từ việc la to lên rằng “Tôi tốt, đối phương không tốt”, “Tôi có rất nhiều ưu đãi, hãy mua của tôi” mà nằm ở cách bạn làm cho cửa hàng khác biệt trong thi trường cạnh tranh tràn lan và khốc liệt.
Xem thêm:
Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018
3. “Đẩy khi bị kéo” để lấy lại cân bằng
Đây là “đòn” đánh quen thuộc trong Judo, dùng chính sức của đối thủ để đánh bại họ. Trong kinh doanh online nếu hai chiến thuật “ghìm giữ đối thủ” và “tránh ăn miếng trả miếng” giúp công ty của bạn giảm khả năng bị tấn công, thì “đẩy khi bị kéo” là đòn phản công đối thủ hiệu quả bằng cách dùng các sản phẩm, dịch vụ hay công nghệ của chính đối thủ.
Một ví dụ điển hình từ thành công của công ty Drypers những năm 80 ở Mỹ. Vào lúc đó P&G là công ty lớn nhât thị trường và muốn đè bẹp Drypers bằng cách giảm 2 đô la cho khách hàng mua mới gói tã trẻ em trình ra được một Coupon do công ty phát hành. Giám đốc điều hành của Drypers đã đối phó vô cùng khôn ngọan khi cho quảng cáo trên tivi rằng, khi mua tã Drypers mà có cupon của P&G thì khách hàng cũng được giảm giá như khi mua P&G. Ngay sau đó, doanh thu của Drypers tăng vọt trong khi P&G chịu ảnh hưởng nặng nề.
Khi các shop online bị kéo vào cuộc cạnh tranh mà không còn cách nào khác ngoài đối đầu, hãy sử dụng chính chiêu trò của đối phương là phương án phản công cho bản thân. Đặc biệt, cách phản công có hiệu quả là đánh thẳng vào thị trường và sản phẩm sinh lợi cao nhất của đối phương, buộc họ phải rút lui một phần nguồn lực về để bảo vệ.
4. Chủ động ngã
Khi hoạt động kinh doanh gặp quá nhiều khó khăn hoặc bị đối thủ chèn ép, doanh nghiệp có thể chủ động rút lui để tìm hướng đi mới. Việc rút lui chiến lược không có nghĩa là từ bỏ thị trường, mà là từ bỏ những phân đoạn thị trường yếu kém và tập trung nguồn lực sang những phân đoạn thị trường mạnh hơn. Bạn nên biết cách “ngã” khi cần thiết dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ.
Trường hợp thất bại của Bita.vn là một ví dụ. Thành lập đầu năm 2012, Bita cọn sách làm mặt hàng kinh doanh vì sản phẩm dễ tiêu thụ, ít lo tồn kho. Có trong tay đầu mối từ các nhà xuất bản cũng chính sách ưu đãi khách hàng, Bita tự tin khi bước chân vào thị trường bản lẻ trực tuyến. Thời gian đầu, đơn vị được đánh giá tốt nhờ sở hữu những đầu sách khó tìm, giao hàng nhanh, bảo quản sách chu đáo. Nhưng sau đó, quá trình hoạt động này sinh những vấn đề như chi phí vận hành, lợi nhuận và sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ như tiki.vn hay chodientu. Vì không đưa ra được giải pháp hợp lý, đến cuối 2012, Bita đã phải đóng cửa.
Tại Việt Nam, hình thức kinh doanh trực tuyến đang dần trở nên phổ biến và mỗi ngày có hàng chục shop mới ra đời. Chính vì thế, các doanh nghiệp cạnh tranh vô cùng gay gắt, đặc biệt vào mỗi mùa khuyến mại. Các shop mới, nhỏ lẻ nếu lao vào cuộc chiến giá trên thị trường như vậy, chắc chắn sẽ cảm thấy không đủ sức. Vì vậy, hãy chuyển sang những mặt hàng, loại hình còn mới mẻ, thị phần đang tăng lên ở Việt Nam. Đừng cảm thấy tiếc nuối với những gì mà bạn đã đầu tư. Cần tỉnh táo nghiên cứu, đánh giá lại thị trường. Tìm một con đường mới sẽ là giải pháp mang lại hiệu quả cao trong công việc kinh doanh.
Cơ hội kinh doanh thời trang online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay bảng giá website và công ty thiết kế web bán hàng tốt để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.