CEO tập đoàn Phú Thái: Suy nghĩ sai lầm “giết chết” start-up

Khởi nghiệp không bao giờ là hành trình đơn giản, có rất nhiều việc cần phải làm dành cho mỗi start-up. Do đó nắm được những điều nên, không nên sẽ là giải pháp giúp những nhà khởi nghiệp trẻ đi nhanh hơn.

Rất nhiều start-up thất bại ngay từ những bước đầu tiên không phải vì họ không có năng lực mà bởi sai lầm trong cách suy nghĩ. Là một doanh nhân thành công trong kinh doanh, chủ tịch một tập đoàn phân phối và bán lẻ hàng đầu cả nước, CEO Phạm Đình Đoàn đã đưa ra “5 điều không nên làm khi khởi nghiệp”.

1. Gia đình trị



Gia đình trị cản trở sự phát triển của doanh nghiệp

Ở Việt Nam luôn có quan điểm “một người làm quan cả họ được nhờ”, vì vậy rất dễ thấy những trường hợp cả công ty chịu sự “thống trị” của cả một dòng họ, gia đình: chồng làm giám đốc, vợ làm kế toán, con làm trưởng phòng marketing… Đây là một rào cản rất lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp bởi việc quản lý các thành viên trong gia đình khó gấp nhiều lần quản lý nhân viên. Đặc biệt nếu các thành viên đó năng lực yếu kém nhưng vì có “mối quan hệ đặc biệt” nên được đặc cách thì công ty sẽ không thể phát triển, thậm chí thụt lùi. Có thể trong thời điểm đầu tiên khi thành lập, công ty thiếu nhân sự nên phải sử dụng thành viên trong gia đình nhưng nhiều năm sau việc “gia đình trị” sẽ cản bước phát triển của doanh nghiệp, không thể tận dụng được tài năng khác. Ông Phạm Đình Đoàn cũng chia sẻ bí quyết của một tỷ phú nước ngoài:

Thứ nhất: tuyệt đối tránh để vợ làm cùng

Thứ hai: Các anh chị em trong gia đình nên tự mở công ty riêng, không để trường hợp họ phụ trách những mắt xích quan trọng

Xem thêm:

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

Lấy nguyên liệu đồ handmade ở đâu

2. Ôm trách nhiệm


CEO Phạm Đình Đoàn: “Bạn đừng ôm hết việc. Nếu bạn đi đâu mà công ty lung tung beng thì công ty bạn có 2 vấn đề: Một là vấn đề về phân cấp, phân quyền và hai là vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực. Bạn phải có nhiều tay, nhiều chân. Bạn có một cái đầu nhưng với 5 cánh tay đắc lực tất sẽ làm nhanh hơn. Nhưng nếu bạn làm cả nhiệm vụ của 5 tay thì tất ảnh hưởng đến cái đầu suy nghĩ của bạn”.


Đặc điểm chính của người mới khởi nghiệp là họ không có lòng tin vào người khác vì vậy luôn muốn tự bản thân hoàn thiện mọi thứ. Suy nghĩ đó sẽ không giúp công việc tiến hành trôi chảy hơn bởi trong xã hội vẫn còn rất nhiều người tài giỏi, họ luôn thực hiện công việc một cách hoàn hảo. Việc không tin tưởng người khác sẽ khiến cho doanh nghiệp chẳng bao giờ có được “hiền tài” tận tâm giúp đỡ.

Có thể bạn quan tâm:

Những điều thú vị trong 1 ngày của CEO hãng giày Nike – Mark Parker

Cơ hội kinh doanh thời trang online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay bảng giá website và công ty thiết kế web bán hàng tốt để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

3. Nghĩ mình giỏi


CEO Phạm Đình Đoàn: “Sự chủ quan là điều nguy hiểm nhất. Trong kinh doanh, đừng bao giờ nghĩ mình giỏi. Đừng nghĩ mình làm được cái gì thành công thì oách lắm!… Cần phải nghĩ đến nhiều cái khác. Đừng so với mấy ông bạn ở quê, hãy so với mấy doanh nhân ở Mỹ, Singapore”.


Tin tưởng vào năng lực bản thân là đức tính cần có ở mỗi nhà khởi nghiệp nhưng tự tin thái quá dẫn đến chủ quan, “coi trời bằng vung” lại giết chết công việc. Những người luôn nghĩ mình tài giỏi sẽ không giờ nhận được sự giúp đỡ của người khác và dần dần chìm đắm trong hào quang bản thân.

Xem thêm:

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới

4. Chọn “người tốt nhất”


CEO Phạm Đình Đoàn: “Tuyển dụng như “cưới xin”. Nhân viên được tuyển vào như “cưới” môi trường của công ty bạn. Một cậu nhân viên vào mà khuấy tung môi trường làm việc lên cũng là vấn đề. Hãy chọn gười phù hợp, đừng chọn người giỏi nhất”.


Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có người tài về phục vụ bởi lúc đó công việc sẽ phất lên như “diều gặp gió”. Tuy nhiên không phải ai giỏi cũng có thể tuyển dụng bởi họ có thể phá hủy văn hóa công ty. Thử tưởng tượng xem, những kiểu người chỉ biết thọc gậy bánh xe, gây ra xích mích nội bộ, không có tinh thần làm việc nhóm… có thể đưa công ty phát triển được không. Có thể họ tài giỏi nhưng không lại gây tổn hại đến mối quan hệ chung, suy giảm sự đoàn kết của doanh nghiệp. Tài và đức luôn phải đi kèm với nhau, “có tài mà có đức thì cũng vứt”. Những tập đoàn hàng đầu Nhật Bản khi tuyển dụng luôn thẳng tay loại một vài ứng viên có năng lực trình độ tốt chỉ với lý do không phù hợp với văn hóa công ty.

Xem thêm:

Bảng giá website bán hàng

Công ty thiết kế web uy tín

5. Làm từ thiện


CEO Phạm Đình Đoàn: “Tại sao mặc dù là người có tâm trong vấn đề từ thiện, nhưng tôi lại khuyên bạn chưa nên làm từ thiện? Không phải tôi khuyên bạn đừng làm, mà tôi muốn bạn biết nên làm cái gì trước, cái gì sau. Bạn muốn làm được từ thiện: Nếu từ thiện kiến thức bạn phải giỏi, nếu từ thiện bằng tiền thì phải nhiều tiền. Các bạn phải giàu trước, phải nhiều kiến thức trước mới chia sẻ, giúp đỡ được nhiều người”.


Làm việc thiện luôn là việc tốt cần được khuyến khích nhưng đừng thực hiện nó nếu bạn chưa thật sự ổn định trong kinh doanh. Hãy dành số tiền đó để đầu tư vào sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh, sau khi thành công mang lại doanh thu lớn thì lúc đó từ thiện cũng không muộn.


Chia sẻ bài viết này